Chiến lược “xẻo dần” Biển Đông của Trung Quốc

myle |

Điều này có thể phá hỏng các kế hoạch quân sự của Washington.

Trung Quốc đang thực hiện chiến lược chậm nhưng kiên nhẫn nhằm chi phối châu Á. Điều này có thể phá hỏng các kế hoạch quân sự của Washington.

chien-luoc-xeo-dan-bien-dong-cua-trung-quoc

Một tàu hải giám của Trung Quốc. (Ảnh minh hoạ)

Lầu Năm Góc gần đây đã thuê Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nghiên cứu đưa ra các kiến nghị về kế hoạch đóng căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương. Báo cáo của CSIS gợi ý rằng Mỹ nên tái phân bổ lực lượng hiện nay ở Đông Bắc Á hướng tới Biển Đông.

Cụ thể, CSIS kêu gọi Lầu Năm Góc tập trung nhiều tàu ngầm tấn công hơn ở đảo Guam, tăng cường sự hiện diện của thủy quân lục chiến trong khu vực, và nghiên cứu khả năng đặt căn cứ cho một nhóm tàu sân bay ở Australia.

Sự gia tăng sức mạnh quân sự của Mỹ trong khu vực, theo gợi ý của CSIS và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, nhằm một phần để ngăn chặn một cuộc xâm lược công khai, chẳng hạn như sự khởi động đột ngột cuộc Chiến tranh Triều Tiên hay một cuộc chiến tranh chớp nhoáng của Trung Quốc đối với Đài Loan. Trong bối cảnh những kịch bản như vậy bị coi là xa vời, sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực hiện đang hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Nhưng còn đối với một nước sử dụng chiến lược "xẻo dần" thì sao, tức là tích lũy dần những hành động nhỏ, không có hành động nào có tính khiêu chiến, nhưng cứ tích tụtheo thời gian thành một thách thức chiến lược lớn? Các nhà hoạch định chính sách và các chiến lược gia quốc phòng Mỹ nên xem xét khả năng Trung Quốc theo đuổi một chiến lược “xẻo dần” ở Biển Đông, điều có thể làm phá hỏng các kế hoạch quân sự của Washington.

Mục tiêu của chiến lược xẻo dần sẽ là tích lũy dần dần - thông qua các hành động nhỏ nhưng nhất quán - các bằng chứng về sự hiện diện lâu dài của Trung Quốc trong khu vực họ tuyên bố là của họ, với ý định để cho yêu sách chủ quyền của họ làm lu mờ các quyền kinh tế theo quy định của Công ước Luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) và có lẽ ngay cả quyền quá cảnh của các tàu thuyền và máy bay được coi là luật chung của toàn cầu. Với những "dữ kiện trên thực địa" chậm nhưng được tích đọng dần, Trung Quốc hy vọng sẽ thiết lập dược những khu định cư trên thực tế và về pháp lý cho các tuyên bố về chủ quyền của mình.

Những sự kiện xảy ra trên khu vực Biển Đông từ tháng 4/2012 cho thấy Trung Quốc ngày một quyết liệt trong hành động của họ. Trước hết là cuộc đối đầu hải quân giữa Trung Quốc và Philippines khi các tàu cá của Trung Quốc bị chặn trong khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.

Tiếp theo, công ty Quốc gia khai thác dầu đại dương của Trung Quốc (CNOOC), một công ty phát triển dầu của nhà nước, đã đưa ra đấu thầu các lô dầu khí ngoài khơi cho các công ty nước ngoài thăm dò. Trong trường hợp này, những lô đó nằm trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam- trên thực tế, một phần của những lô này đã được Việt Nam ký hợp đồng cho thăm dò khai thác và phát triển. Ít nhà phân tích cho rằng một công ty khai thác dầu lớn như Exxon Mobil sẽ đứng ra giúp hợp pháp hóa việc chiếm dầu của Trung Quốc. Nhưng nước cờ đấu thầu của CNOOC là một cách khác để Trung Quốc khẳng định tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, đối lập với ranh giới vùng đặc quyền kinh tế theo UNCLOS mà hầu hết các nhà quan sát nghĩ rằng đã được giải quyết.

Cuồi cùng là vào tháng 7, chính phủ Trung Quốc đã thành lập thành phố Tam Sa trên Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tam Sa sẽ trở thành trung tâm hành chính cho các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm quần đảo Trường Sa và đảo Palawan và bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Trung Quốc cũng công bố kế hoạch gửi một đơn vị đồn trú quân sự đến khu vực.

Các hành động của Trung Quốc rõ ràng là một nỗ lực để thiết lập tính hợp pháp từ từ và có hệ thống cho các tuyên bố của mình trong khu vực. Họ đã đựng lên một chính phủ dân sự địa phương để chỉ huy một đơn vị đồn trú cố định. Họ đang khẳng định tuyên bố kinh tế bằng cách gọi thầu thăm dò dầu khí và ngăn chặn đánh bắt cá bên trong đặc khu kinh tế của các quốc gia khác, và phái các lực lượng hải quân của mình đi ngăn chặn sự phát triển đã được các quốc gia khác trong khu vực phê duyệt. Và cuối cùng, họ hy vọng quá trình này đem lại hai lợi ích: có khả năng khai thác đủ dầu dưới đáy Biển Đông để cung cấp cho Trung Quốc trong vòng 60 năm, và có thể triệt tiêu hệ thống liên minh quân sự của Mỹ trong khu vực.

Việc ASEAN thất bại trong cố gắng xây dựng Bộ quy tắc ứng xử để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông là có lợi cho chiến lược "xẻo dần" của Trung Quốc. Một bộ luật ứng xử đa bên có thể sẽ tạo ra một khuôn khổ để giải quyết xung đột và tạo cho tất cả các bên tranh chấp một vị thế bình đẳng. Không có một bộ quy tắc như vậy, Trung Quốc giờ đây có thể sử dụng lợi thế về sức mạnh của họ để thống trị các cuộc tranh chấp song phương với các nước láng giềng nhỏ bé hơn, và họ làm như vậy mà không phải gánh chịu hậu quả chính trị của hành động vượt quá giới hạn một bộ quy tắc đã được nhất trí.

Trong khi đó, Lầu Năm Góc đang có ý định triển khai việc tăng cường lực lượng đến khu vực và xây dựng các học thuyết chiến thuật mới cho việc triển khai các lực lượng này để đối phó với việc gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.Nhưng các nhà hoạch định chính sách ở Washington sẽ bị bắt lỗi trong một kế hoạch mù quáng nhằm áp dụng sức mạnh quân sự để chống lại một chuyện đã rồi. NếuTrung Quốc xẻo miếng đủ mỏng thì không có hành động nào đủ để biện minh cho việc khởi động một cuộc chiến tranh. Khi lên kế hoạch một cuộc chiến tranh tốn kém với một cường quốc lớn, các sự kiện nhỏ như vậy sẽ bị coi là vô lý.

Dù tỏ ra là một bên đứng ngoài cuộc chơi, quyền lợi của Mỹ ở đây rất lớn. Kinh tế thế giới và kinh tế Mỹ đều phụ thuộc vào tự do hàng hải qua khu vực biển này; mỗi năm một lượng hàng hóa trị giá 5,3 nghìn tỷ USD đi qua khu vực Biển Đông, trong số đó có 1,2 nghìn tỷ đi qua các cảng của Mỹ. Thứ hai, Mỹ có lợi ích to lớn trong việc ngăn không cho bất kỳ nước nào đơn phương viết lại luật biển quốc tế được xác lập lâu năm theo ý thích của họ. Cuối cùng, tín nhiệm của hệ thống liên minh và độ tin cậy vào Mỹ như là một đối tác về an ninh sẽ gặp nguy hiểm.

Một nước muốn xà xẻo thường gây cho đối thủ gánh nặng bằng các hành động phá hoại. Đối thủ đó sẽ ở vị thế khó khăn khi vạch ra các giới hạn đỏ dường như vô lý và can dự vào trò chơi bên miệng hố chiến tranh không thể bảo vệ nổi. Đối với Trung Quốc, cách đó là chỉ đơn giản là làm ngơ hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và cứ tiếp tục thực hiện chiến lược xẻo dần của mình, theo một giả định hợp lý rằng sẽ là điều không tưởng nếu Mỹ lấy chiến tranh để đe dọa chỉ vì một sự cố nhỏ ở một vùng biển xa xôi.

Cả Mỹ và các nước ASEAN sẽ rất muốn có được Bộ quy tác ứng xử ở Biển Đông. Trái lại, nếu Trung Quốc lựa chọn theo đuổi một chiến lược xẻo dần thì các nhà hoạch định chính sách ở Washington có thể kết luận rằng những phản ứng chính trị khả thi là khuyến khích các nước nhỏ mạnh dạn hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của họ, ngay cả khi có nguy cơ xung đột, với lời hứa hỗ trợ quân sự của Mỹ. Điều này có nghĩa là một số chính sách hiện hành của Mỹ sẽ phải đảo ngược, như đã tuyên bố trung lập trong tranh chấp biên giới biển.

Mỹ vẫn giữ lập trường trung lập bởi vì Mỹ không muốn cam kết trước với một chuỗi các sự kiện mà Mỹ có thể không kiểm soát nổi. Cách tiếp cận này là có thể hiểu được, nhưng nó sẽ ngày càng xung đột với các cam kết về an ninh mà Mỹ đã hứa với các nước bạn bè trong khu vực và mục tiêu duy trì luật lệ chung trên toàn cầu. Các nhà hoạch định chính sách và chiến lược ở Washington sẽ phải suy nghĩ về những gì họ có thể làm được để chống lại một chiến lược xẻo dần sắc bén đến như vậy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại