Các nước ráo riết tăng cường quốc phòng không để Trung Quốc "chèn ép"

hoanghuyen |

Trước hàng loạt động thái gây hấn của TQ, các nước tại khu vực biển Đông đã chuẩn bị phương án đối phó.

Đảo Guam là lãnh thổ của Mỹ nằm ở Thái Bình Dương gần Philippines. Không quân Mỹ có căn cứ Andersen trên đảo, nơi có một đơn vị máy bay ném bom B-52 luân phiên. Hải quân Mỹ cũng có một đội gồm 3 tàu ngầm tấn công tại đây.

Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng động thái này có thể “ngăn chặn sự chèn ép của Trung Quốc tại biển Đông".

cac-nuoc-rao-riet-tang-cuong-quoc-phong-khong-de-trung-quoc-chen-ep

Một máy bay ném bom B-52 cùng 2 chiến đấu cơ F/A-18 Hornets bay gần tàu sân bayMỹ USS Nimitz.

Trong hàng loạt phát ngôn trước đó từ Washington đều bày tỏ sự quan ngại và phản đối gay gắt các chính sách "đơn phương" của Trung Quốc tại những khu vực xảy ra tranh chấp, đặc biệt là sauchuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton châu Á gần đây.

cac-nuoc-rao-riet-tang-cuong-quoc-phong-khong-de-trung-quoc-chen-ep

Tàu chiến đấu Littoral của Mỹ được cử tới Singapore tập trận. Đây là một trong những chiến hạm của hải quân Mỹ hoạt động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh:US Navy

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã bày tỏ quan điểm cho rằng quyết định của Quân ủy Trung ương Trung Quốc triển khai quân tới các hòn đảo ở biển Đông mà Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền là sự khiêu khích không cần thiết.

Ông cũng cho rằng những hành động khác bao gồm việc Trung Quốc bầu đại biểu của cơ quan lập pháp phụ trách các đảo và vùng biển ở biển Đông chỉ càng củng cố thêm lý do tại sao các nước châu Á ngày càng quan ngại trước những tuyên bố chủ quyền mở rộng của Trung Quốc - điều vốn không có cơ sở pháp lý chiếu theo luật pháp quốc tế - và khả năng Trung Quốc sẽ cố tình áp đặt những tuyên bố như thế thông qua đe dọa và cưỡng bức.

Nhật Bản công bố sách trắng quốc phòng và đe dọa sử dụng vũ lực

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 27/7, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto cho biết trước tình trạng tàu thuyền Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải quần đảo Senkaku, nước này hoàn toàn có thể huy động Lực lượng phòng vệ thay cho lực lượng tuần duyên và cảnh sát.

cac-nuoc-rao-riet-tang-cuong-quoc-phong-khong-de-trung-quoc-chen-ep

Một đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (Ảnh: AP)“

Trong trường hợp nảy sinh những hành vi trái pháp luật của các nước xung quanh trên lãnh thổ và lãnh hải Nhật Bản, bao gồm cả quần đảo Senkaku, chính phủ sẽ cương quyết đối phó bao gồm cả việc sử dụng lực lượng phòng vệ khi cần thiết”, Thủ tướng Noda nói.

Cùng với đó, báo chí Nhật Bản mới đây cho biết, Sách Trắng quốc phòng năm nay của nước này sẽ được công bố nhằm tố cáo Trung Quốc uy hiếp thế giới, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục leo thang.

Tiến sĩ Dương Trung Mỹ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại ở Nhật Bản cho biết, nội dung của sách trắng quốc phòng Nhật Bản năm nay báo hiệu một sự điều chỉnh lớn của Tokyo về đường lối ngoại giao và quân sự đối với Trung Quốc.

Philippines ráo riết tăng cường cho quốc phòng

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lấn lướt ở Biển Đông, trước quốc hội ngày 23/7, Tổng thống Philippines Benigno Aquino yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các quyền của Philippines ở vùng biển này và thông báo kế hoạch nâng cấp quân sự.

Ông Aquino đã kêu gọi người dân Philippines đoàn kết đằng sau những nỗ lực của chính phủ để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình."Nếu ai đó đi vào sân nhà bạn, nói với bạn nó là của ông ta, bạn có cho phép không?”, ông nêu câu hỏi."Không thể cho đi những gì hợp pháp thuộc về chúng ta. Vì vậy, tôi kêu gọi sự đoàn kết từ người dân về vấn đề này. Chúng ta hãy có chung một tiếng nói”.

cac-nuoc-rao-riet-tang-cuong-quoc-phong-khong-de-trung-quoc-chen-ep

Tàu khu trục lớp Maestrale của Italia.

Hiện tại, hải quân Philippines đang đặt mua các tàu khu trục lớp Maestrale của Italia trị giá hàng trăm triệu USD cùng các vũ khí chống tàu ngầm và chống máy bay. Phát biểu trong một diễn đàn ở Trại Aguinaldo, ông này cho hay đây là một phần của chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang. “Những tàu chiến này thực sự là phương tiện chiến tranh”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nhấn mạnh.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền

Hôm qua (3/4), Trung Quốc đã đưa hàng nghìn tàu đánh cá ùn ùn kéo ra biển Đông. Đây là một hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, tiếp theo hàng loạt sự kiện vừa qua khiến dư luận hết sức bất bình, đặc biệt là việc Trung Quốc cố tình hợp lý hóa cái gọi là "thành phố Tam Sa".

cac-nuoc-rao-riet-tang-cuong-quoc-phong-khong-de-trung-quoc-chen-ep

Các tàu cá của tỉnh Hải Nam chuẩn bị ra khơi. Ảnh:Hndaily.

Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc "xua" 23.000 tàu cá xuống Biển Đông là hành động dùng ngư dân để xâm lược vùng biển của nước khác và đây là một hành động xâm phạm trắng trợn, một hành động đơn phương bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

cac-nuoc-rao-riet-tang-cuong-quoc-phong-khong-de-trung-quoc-chen-ep

Tàu hộ tống lớp SIGMA.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, và vô giá trị.

Bất chấp sự ngăn cản vô lý của Trung Quốc, tập đoàn dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) quyết định sẽ tiếp tục thăm dò và khai thác dầu tại lô dầu 128 ở Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Sau hàng loạt diễn biến trên, các báo và hãng tin lớn của Trung Quốc đồng loạt chỉ trích nhiều quốc gia có liên quan trong tranh chấp chủ quyền trên biển, nói rằng các nước đang  "liên kết""khiêu khích" Trung Quốc.
Tuy nhiên, đây được đánh giá chỉ là những tiếng nói diều hâu, không đại diện cho đa số tiếng nói hòa bình của người dân Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại