Bên trong lò mổ - lột da rắn ở Indonesia

Trong ngôi làng nhỏ Kapetakan thuộc tỉnh Java, Indonesia có một lò mổ - lột da rắn lớn, chuyên cung cấp da và thịt rắn cho thị trường nội địa lẫn nước ngoài với những cảnh tượng dễ khiến nhiều người xem rùng mình.

 

Da rắn tươi được lột tại lò mổ - lột da rắn ở Indonesia.

Được biết đến với tên gọi là Boss Cobra, lò mổ - lột da rắn thuộc sở hữu của ông Wakira, công ty cung cấp hàng trăm mét da rắn cho các nhà máy sản xuất túi xách, giày dép, ví hoặc thắt lưng ở khắp các tỉnh của Indonesia và thậm chí, xuất khẩu sang cả châu Âu.

Thịt rắn đương nhiên cũng không bị lãng phí. Lò mổ này bán thịt rắn cho các cơ sở chuyên sản xuất thuốc trị các bệnh ngoài da, hen suyễn cũng như hàng loạt sản phẩm tráng dương, tăng cường sinh lực.

Hai công nhân làm việc trong lò mổ - lột da rắn của ông Wakira.

Lò của Wakira thu mua rắn từ dân địa phương. Những đội quân chuyên bắt rắn thường làm việc theo nhóm trong các khu rừng hoặc đồng cỏ rộng lớn, đặt bẫy bắt từ các loài rắn lớn nhỏ cho đến trăn. Rắn bắt được thường được cất trữ trong túi vải và bán cho các lò lột da rắn như lò của ông Wakira.

Tại đây, rắn bị đánh mạnh vào đầu bằng cán dao rựa rồi bị móc vào một cái móc sau đó nhanh chóng bị lột da. Những tấm da rắn tươi sau đó được đặt lên trên một tấm ván cho vào lò nóng để sấy khô. Chúng cũng được nhuộm màu và sau đó lại được đặt lên trên một tấm ván và được phơi khô ngoài trời nắng trước khi được bán cho các xưởng chế biến đồ da rắn.

Một công nhân đang lột da rắn.

Lò mổ - lột da rắn của ông Wakira chỉ là một trong hàng loạt cơ sở hoạt động bất hợp pháp tại các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc và cả Việt Nam. Riêng ở Indonesia, ngành công nghiệp này sử dụng tới 175.000 lao động, trong đó có 150.000 người bắt rắn. Liên minh châu Âu (EU) là nhà nhập khẩu da rắn lớn nhất thế giới.

Từ năm 2000 đến 2005 theo ước tính, có 3,4 triệu da rắn được xuất sang thị trường này. Trong đó, Italy là nước tiêu thụ các sản phẩm làm từ da rắn (cũng như da các loài bò sát khác) như giày dép, túi xách, thắt lưng và ví lớn nhất thế giới. Ngoài ra, riêng Mỹ mỗi năm nhập khẩu các thành phẩm từ da rắn (và các loài bò sát khác) với giá trị lên tới khoảng 257 triệu USD.

Chi phí để sản xuất một chiếc túi xách làm từ da rắn vào khoảng từ 150.000 rupiah (15 USD) đến 300.000 rupiah (31 USD), tùy thuộc vào kích thước và mẫu mã. Tuy nhiên, khi những chiếc túi da rắn trên được bày bán tại các cửa hàng thời trang ở châu Âu, giá của chúng đã bị đội lên gấp nghìn lần, trung bình cũng phải vào khoảng 4.000 USD/ một sản phẩm.

Xem thêm các hình ảnh ớn lạnh bên trong lò mổ - lột da rắn ở Indonesia bên dưới:

Các lao động làm việc trong lò mổ - lột da rắn.

2 công nhân bốc những vốc da rắn lớn.

Một công nhân đứng trên một đống da rắn tươi mới được lột.

Các lao động ngồi lột da rắn.

Da rắn sau khi lột được đem vào lò sấy khô.

Da rắn được phơi khô dưới trời nắng.

Một nam công nhân đang chế biến da rắn thành phẩm.

Da rắn được may thành túi xách tại xưởng may.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại