Sau 6 tháng mang theo hi vọng của loài người, tàu vũ trụ mang theo robot khám phá sao Hỏa mang tên Curiosity đã đáp xuống sao Hỏa thành công. Ngày 26/11/2011, tại bãi phóng Cape Canavera, bang Florida, robot Curiosity bắt đầu cuộc hành trình kéo dài hàng triệu km với sứ mệnh cập bến sao Hỏa.
Đúng như dự kiến của Cơ quan quản lý hàng không Mỹ NASA (chỉ sai lệch thời gian vài giờ), robot Curiosity đã đáp tới bề mặt sau Hỏa một cách hoàn hảo mà không có bất kỳ biến cố nào.
Thời khắc robot chạm vào bề mặt khí quyển sao hỏa
Sau khi tiếp bề mặt sao Hỏa thành công, Curiosity đã không phí hoài bất kỳ phút giây nào mà ngay lập tức thực hiện nhiệm vụ khảo sát bề mặt cũng như địa chất của hành tinh này. Nasa sở hữu 10 thiết bị khoa học được cho là tiến bộ nhất hiện nay với độ nhạy gấp 15 lần so với những thiết bị từng có trên Spirit và Opportunity. Bên cạnh đó Curiosity còn được trang bị một camera cao 2,1m để có thể quan sát từ xa.
Từ sau khi Apollo 11 đi những bước chân đầu tiên trên mặt trăng vào năm 1969 thì có lẽ sự kiện Curiosity sẽ là một cú mốc quan trọng tiếp theo nữa của loài người trong lĩnh vực khoa học vũ trụ.
Nhân viên tại NASA vui mừng với thành công này.
Đại diện của NASA cho biết Curiosity mang theo mình những thiết bị khoa học tiến bộ nhất so với các robot tự hành tiền nhiệm. Không chỉ camera mà thiết bị thăm dò laser và những kỹ năng phân tích vi mô đều được phát huy để xem xét liệu trên sao Hỏa có sự sống hay đã từng tồn tại sự sống.