Mỗi năm hai lần, EIU công bố xếp hạng về chi phí sinh hoạt của 131 thành phố trên toàn cầu. Và trong lần công bố mới nhất, mọi chỉ số về tiền tệ, lạm phát giá cả và chi phí sinh hoạt đều cho thấy không có thành phố nào vượt qua được Singapore.
“Chi phí sở hữu ô tô ở Singapore cao hơn bất cứ nơi nào do phí đăng ký giấy phép đắt “cắt cổ”. Do đó, phí giao thông ở đảo quốc sư tử cao gấp 3 lần ở New York (Mỹ). Thêm vào đó Singapore lại có rất ít tài nguyên thiên nhiên, phải phụ thuộc vào nguồn nước và năng lượng của nhiều nước khác” – khảo sát nêu rõ.
Dù là điểm đến của không ít tín đồ mê mua sắm ở Châu Á, tuy nhiên thực tế Singapore là nơi có giá quần áo cao nhất thế giới.
Thành phố Tokyo giữ “ngôi vương” trong bảng xếp hạng của EIU hồi năm 2013 đã rơi xuống vị trí số 6 trong bảng xếp hạng năm nay và chia sẻ vị trí này với Melbourne (Úc), Geneva (Thụy Sĩ) và Caracas (Venezuela).
10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới 2014
1. Singapore
2. Paris
3. Oslo (Na-Uy)
4. Zurich (Thụy Sỹ)
5. Sydney (Úc)
6. Caracas ( Venezuela)
6. Geneva (Thụy Sỹ)
6. Melbourne (Úc)
6. Tokyo (Nhật)
7. Copenhagen (Đan Mạch)
Theo EIU, sở dĩ có sự biến đổi mạnh như vậy là do sự suy yếu của đồng yen. Khảo sát của EIU được thực hiện bằng cách so sánh hơn 400 mức giá của 160 sản phẩm và dịch vụ ở 131 thành phố, trong đó có giá thực phẩm, đồ uống, quần áo, mua nhà, thuê nhà, giao thông, hóa đơn điện nước, giáo dục tư nhân, giải trí…
Điều đáng chú ý là thành phố nằm dưới đáy của bảng xếp hạng thuộc Châu Á. Theo EIU, Mumbai chính là thành phố có chi phí sinh hoạt rẻ nhất thế giới. Thủ đô của Ấn Độ - New Delhi cũng có chi phí rẻ thứ 3, theo khảo sát.
10 thành phố có chi phí sinh hoạt rẻ nhất năm 2014
122. Riyadh (Ả Rập Saudi)
123. Jeddah (Ả Rập Saudi)
124. Panama City (Panama)
124. Bucharest (Romania)
126. Algiers (Algeria)
127. Damascus (Syria)
127. Kathmandu (Nepal)
129. New Delhi
130. Karachi (Pakistan)
131. Mumbai (Ấn Độ)