Nếu một ngày bạn tỉnh giấc và phát hiện ra dòng nước trên con sông trước cửa nhà mình biến thành màu máu đỏ với mùi hôi, chua nồng nặc bốc lên, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng hoang mang và sợ hãi. Thế mà những người dân thành phố Ôn Châu, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc lại đang phải chứng kiến sự biến chuyển động trời của tự nhiên và chung sống "cùng với thảm họa đó.
Từ nhiều năm qua, cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế, việc phát triển các thành phố, lạm dụng phân bón và nước thải từ các nhà máy đã khiến nguồn nước ngầm của Trung Quốc bị suy thoái tới mức hơn một nửa số sông hồ tại quốc gia này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ít nhất có khoảng 60% nguồn nước ngầm của Trung Quốc có chất lượng “rất kém” hoặc “khá kém”, gây nên tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng ở một số tỉnh của Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Điều này đã cho thấy một sự khủng hoảng môi trường sâu sắc tại quốc gia này.
Một đứa trẻ đang uống nước bẩn ở huyện Fuyuan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào 2009.
Một đứa trẻ khác đang bơi trong hồ chứa nước đã bị ô nhiễm ở Pingba, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc vào tháng 9/2006 .
Năm ngoái, 16.000 con lợn chết đã bị thả trôi sông Hoàng Phố ở Thượng Hải, Trung Quốc .
Cậu bé này chơi gần một đống rác cạnh ống thoát nước ở vùng ngoại ô thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang.
Ô nhiễm nguồn nước và không khí không chỉ đe dọa môi trường sống của các loài gia cầm, cá, tôm... mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân Trung Quốc. Ô nhiễm nước uống được cho là nguyên nhân gây ra ít nhất 14% số ca ung thư đường tiêu hóa ở Trung Quốc. Chuyên gia môi trường Ma Jun dự báo: "Tôi nghĩ tình hình sẽ vô cùng cấp bách trong vòng 20 năm tới. Chính phủ Trung Quốc cần nỗ lực hơn nữa để giảm thiểu ô nhiễm bầu không khí và tạo ra môi trường sạch đẹp cho thế hệ sau".
Trong ảnh, một công nhân đang dọn cá chết trong hồ ở Vũ Hán vào tháng 7/2007. Cá, nguồn thức ăn quan trọng của nhiều người Trung Quốc, đang bị đe dọa.
Một cậu bé đang bơi bên bờ biển ngập tảo xanh do ô nhiễm ở Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc vào tháng 7/2011. Tảo biển xanh là biểu hiện của sự ô nhiễm trầm trọng.
Một ngư dân lội dưới dòng nước đặc quánh vì bẩn tại khu vực Sào Hồ, tỉnh An Huy.
Theo Tổng cục Thống Kê Trung Quốc, đất nước này hiện đang là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới và vẫn đang trên đà tăng trưởng mạnh. Cùng với sự phát triển đó là sự mở rộng của hàng loạt các công ty, nhà máy xả khí độc và chất thải ra môi trường.
Ngư dân làm sạch những thùng đựng dầu tại một địa điểm tràn dầu gần cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.
Người lao động đang xử lý nước thải bị rò rỉ từ một bể chứa nước thải của mỏ đồng tại tỉnh Phúc Kiến, ngày 13/7/2010.
Người lao động dọn dẹp dầu tại khu vực tràn dầu gần cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, ngày 23/7/2010.
Một ống xả nước thải xuống sông Dương Tử từ một nhà máy sản xuất giấy ở Anqing, tỉnh An Huy, Trung Quốc vào tháng 12/2013.
Mới đây theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, sáng ngày 24/7 vừa qua, một dòng sông chảy qua thành phố Ôn Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc bỗng chuyển sang màu đỏ như máu khiến người dân trong vùng vô cùng hoảng sợ và hoang mang. Sau khi những hình ảnh về dòng sông được đăng tải rộng rãi, Cục Bảo vệ môi trường Ôn Châu cũng đã vào cuộc để điều tra nguyên nhân.
Trung Quốc dự định sử dụng khoảng 850 tỷ USD để cải thiện nguồn nước cấp bẩn trong thập niên tới. Tuy nhiên, ngay cả khi chi ra một khoản tiền khổng lồ cũng không thể đảo ngược lại những gì đã bị phá hoại trong nhiều thập niên.
Người nghèo sẽ chịu thiệt thòi nhiều nhất trong tình trạng ô nhiễm môi trường.