Từ trước đến nay, chúng ta vẫn cho rằng bóng đá – một trong những môn thể thao thú vị nhất hành tinh ra đời tại nước Anh. Tuy nhiên sự thật ít ai biết rằng, nước Anh chỉ là nơi đầu tiên bán vé bóng đá đầu tiên mà thôi. Vậy, bóng đá ra đời ở đâu? Đâu mới là quê hương của bóng đá?
Năm 2004, trong cuộc họp báo tổ chức vào ngày 15 tháng 7, chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã công nhận “Vùng Sơn Đông, Trung Quốc là quê hương của bóng đá.”
Để trả lời cho điều này chúng ta hãy cùng quay lại thời nhà Hán khi môn bóng “Cuju” lần đầu được đề cập trong cuốn “Chiến quốc chiến thư”.
“Cuju” trong tiếng Trung Quốc nghĩa là “đá bóng bằng chân”. Trong cuốn “Chiến quốc thư” tác giả miêu tả Cuju không chỉ là một trò chơi giải trí quốc dân mà còn được chơi trong quân đội như một hình thức tập luyện.
“Cuju” đã được liệt vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc từ năm 2006.
Mọi người đều chơi bóng đá.
Một bức tranh vẽ lại cảnh một đứa trẻ chơi “Cuju” được lưu trữ tại bảo tàng Lâm Truy tỉnh Sơn Đông.
Trò Cuju được cho là ông tổ của môn bóng đá vua, vì vậy trải qua bao thăng trầm của thời gian, trò chơi này đã được thay đổi rất nhiều để trở thành môn bóng đá như bây giờ.
Thuở ban đầu, bóng đá trong Cuju đơn giản chỉ là một vật hình tròn được ghép bằng 2 miếng da và được nhồi đầy tóc bên trong.
Tuy nhiên đến thời nhà Đường, loại bóng này được cải tiến khi người ta dùng 8 miếng vải hình bầu dục nhọn ở 2 đầu khâu lại với nhau và thay vì được nhồi tóc, quả bóng này được làm đầy bởi không khí. Điều này khiến quả bóng trở nên nhẹ nhàng và tròn trịa hơn rất nhiều.
Tuy vậy, phải đến thời nhà Tống, kỹ thuật làm bóng mới được cải thiện. Người ta dùng 12 miếng vải khâu lại khiến quả bóng trở nên nhẹ nhàng, chặt chẽ và tròn hơn cũng như dễ chơi hơn. Đây được cho là phiên bản đầu tiên của loại bóng đá vẫn được dùng hiện nay.
Một vài sự thật thú vị về Cuju
1. Rất nhiều quý tộc, vua chúa từng yêu thích “Cuju”
Trong sử sách ghi lại, có rất nhiều hoàng đế, quý tộc Trung Hoa từng là rất hâm mộ và yêu thích môn thể thao “Cuju: Như Tào Tháo thời Tam Quốc, Hán cao tổ Lưu Bang, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông hay Đường Huyền Tông.
Sử sách ghi lại Hán Cao Tổ rất thích Cuju, người thậm chí không chỉ ngồi trên khán đài quan sát mà còn rất hay tham gia đá bóng cùng quân lính.
Hán Vũ Đế và Đường Huyền Tông thì lại thích sử dụng Cuju trong quân đội như một cách huấn luyện và tuyển chọn quân lính.
Bức họa của họa sỹ Hoàng Sâm vẽ lại cảnh vua Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận chơi bóng cùng em trai Triệu Khuông Nghĩa, sau này là vị vua thứ 2 của Triều Tống.
2. Thời xa xưa, phụ nữ cũng là những “cầu thủ” cừ khôi.
Ngay từ thời nhà Tống đã xuất hiện các bức tranh về những người phụ nữ vấn cao tóc chơi “Cuju” trong tà áo thướt tha mà vẫn giữ được dáng vẻ thanh thoát, thanh lịch.
Tuy nhiên có vài điểm khác biệt giữa “Cuju” của đàn ông và của phụ nữ. “Cuju” của phụ nữ giống như trò chơi giải trí hơn là sự ăn thua của những người đàn ông. Đôi khi chỉ cần 2 người phụ nữ cũng đủ để chơi một trận “Cuju” chứ không cần 2 đội như những người đàn ông vẫn thường chơi.
Thậm chí hình ảnh về những người phụ nữ chơi bóng còn được đúc thành tượng và khảm trên mặt sau cũng những tấm gương thời Tống
3. Tưởng Sở - người hâm mộ “Cuju” điên cuồng nhiệt nhất trong lịch sử
Tường Sở là người Tây Hán, trong cuốn sử ký của mình Tư Mã Thiên kể lại Tường Sở được đại phu chuẩn đoán mắc bệnh nặng và ông cần nghỉ ngơi, tuy nhiên Tường Sở không thể kiềm chế bản thân để tĩnh dưỡng vẫn tiếp tục chơi bóng. Kết quả là Tường Sở đã chết trên sân bóng sau đó.
4. Cao Cầu – cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất trong lịch sử
Cao Cầu vốn dĩ là một thư đồng the hầu học giả Tô Đông Pha thời nhà Tống.
Sau này được dâng tặng cho Triệu Cát (sau này là vua Tống Huy Tông) . Khi Cao Cầu đến gặp ngay lúc vua Huy Tông đang chơi bóng, ngay lập tức Cao Cầu đã có cơ hội thể hiện bản lĩnh và tài năng của mình. Từ đó Cao Cầu rất được Triệu Cát trọng dụng và tin tưởng.
Sau này khi vua Huy Tông lên ngôi Cao Cầu cũng được trọng dụng. Rõ ràng, Cao Cầu bằng tài năng chơi bóng đã tự thay đổi số phận của chính mình.
5. Có tới 12 thủ môn trong một trận bóng thời nhà Hán
Ban đầu có vẻ hài hước nhưng thật ra đã có tới 12 thủ môn trong một trận bóng thời nhà Hán. Và thay vì là phải trông chiếc gôn lớn như bóng đá hiện đại, các thủ môn này sẽ trông 12 chiếc lỗ trên sân bóng, mỗi đội 6 lỗ ở phía cuối sân.