Samurai là niềm kiêu hãnh của đất nước và người dân Nhật Bản từ ngàn đời nay. Họ là những chiến binh vĩ đại, tài năng và mang trong mình tinh thần võ sĩ đạo nổi tiếng. Tuy nhiên, Samurai không phải là các vị thần. Họ cũng là những người bình thường, cũng có khía cạnh đời tư mà ít ai biết đến…
1. Tình cảm của những Samurai
Samurai là những chiến binh, võ sĩ đạo nhưng họ cũng biết yêu và cần tình cảm. Song, thứ tình cảm được khuyến khích trong tầng lớp Samurai lại là tình cảm đồng tính, tức là giữa các samurai với nhau.
Samurai chấp nhận và còn ủng hộ việc quan hệ tình dục đồng giới giữa những võ sĩ với nhau, từ Samurai bậc thấp nhất cho tới những lãnh chúa, tướng quân. Trong sử liệu, người ta gọi đó là wakashudo, coi nó là “con đường của tuổi trẻ”.
Các võ sĩ đạo cho rằng, những mối quan hệ như vậy làm cố kết, tăng cường thêm sức mạnh cho cộng đồng Samurai trên toàn thể quốc gia Nhật Bản
2. Các nữ Samurai
Lâu nay chúng ta thường nghĩ chỉ có những chiến binh Samurai là nam giới nhưng thực tế thì không phải như vậy. Ở Nhật Bản, có cả những nữ Samurai như Onna-Bugeisha - nữ chiến binh quý tộc hay các nhân vật nổi tiếng như hoàng hậu Jingu, Tomoe Gozen, Nakano Takeko…
Thay vì việc phải lo nữ công gia chánh, nấu ăn phục vụ gia đình, những nữ samurai được học cách chiến đấu như nam võ sĩ đạo. Họ sử dụng vũ khí chính là một cây gậy dài, có gắn lưỡi kiếm cong ở đầu gọi là naginata. Loại vũ khí này phù hợp với vóc dáng nhỏ bé nhưng linh hoạt, nhanh nhẹn của phụ nữ Nhật và trở thành biểu tượng rực rỡ của nữ Samurai vào thời kì Edo (1603 - 1868).
Hầu như các tài liệu lịch sử rất ít khi đề cập tới Onna-bugeisha khiến không mấy ai biết tới họ. Tuy nhiên, trên thực tế, các nữ võ sĩ đạo cũng tham gia vào rất nhiều trận đánh lớn chẳng kém gì các đấng mày râu. Các xét nghiệm ADN tiến hành với những hài cốt ở trận đánh Matsubaru năm 1580 đã cho thấy 35/105 mẫu xét nghiệm là của nữ giới.
3. Samurai phương Tây
Phần lớn chúng ta đều cho rằng chỉ có người Nhật Bản mới có thể trở thành Samurai. Nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Trong lịch sử của xứ sở hoa anh đào, có 4 người phương Tây đã được công nhận là Samurai của Nhật Bản. Họ là William Adams, Jan Joosten van Lodensteijn, lính hải quân Eugene Collache và Edward Schnell.
Trong số 4 "Samurai Tây", William Adams là Samurai nước ngoài đầu tiên và cũng là người nổi tiếng nhất. Trong chuyến thám hiểm viễn đông của mình, William đã gặp được tướng quân Tokugawa Ieyasu nổi tiếng.
Sau này, bằng tài năng và sự cống hiến của mình, William trở thành cố vấn cá nhân của Tokugawa về phương Tây cũng như ngoại giao. Ông được phong đất, sống trong cảnh vương giả chẳng khác nào một quý tộc Nhật thật sự.
4. Nghi lễ tự sát
Trong các bộ phim, ta thường bắt gặp hình ảnh những Samurai sau khi thất trận đều tự tử bằng những thanh kiếm đặc biệt. Cảnh tượng này có phần kinh hãi khiến nhiều người ghê sợ và ít ai biết rằng, thực chất tự sát là một nghi lễ thiêng liêng và được tiến hành cẩn trọng với nhiều công đoạn.
Nghi lễ tự sát, được gọi là “hara-kiri”, bắt đầu với việc Samurai sẽ đi tắm để cơ thể được thanh tịnh, sạch sẽ. Họ sau đó mặc một chiếc áo choàng trắng và ăn bữa ăn yêu thích của mình. Xong xuôi, Samurai đặt một lưỡi kiếm nhỏ lên trên đĩa trống và viết một bài thơ chết “tanka” bày tỏ những tâm tư, tâm trạng của mình.
Tiếp theo, các võ sĩ đạo dùng kiếm và rạch bụng, tự kết liễu cuộc đời mình. Họ đâm vào dạ dày và đưa dao từ trái qua phải. Nhưng đó chưa phải là bước cuối cùng. Nghi lễ rùng rợn chỉ kết thúc khi Samurai tiếp tục dùng kiếm, chặt đứt đầu mình văng về phía trước, rơi trúng trong vòng tay của bản thân mà thôi.