1. Biển rác Thái Bình Dương
Biển rác hay còn được gọi là xoáy rác là nơi tập trung rác thải tại phía bắc Thái Bình Dương. Theo ước tính, khu vực rác thải này có diện tích rộng hơn bang Texas hoặc thậm chí là bằng cả nước Mỹ. Bãi rác giữa biển này là nơi có nồng độ nhựa rất, với khối lượng khổng lồ bùn hóa chất và vô số các mảnh rác thải bị mắc kẹt tại đây khi các dòng chảy ở Bắc Thái Bình Dương giao nhau. Tuy trải dài trên một diện tích rộng lớn và cũng là hiện tượng hiếm có nhưng chắc chắn sẽ không một ai muốn đến thăm vùng biển này.
2. Quần đảo Izu - Nhật Bản
Quần đảo Izu là tập hợp các hòn đảo đảo núi lửa, đây từng là nơi sinh sống của người dân thuộc 6 ngôi làng. Do ảnh hưởng của núi lửa hoạt động, hòn đảo luôn bị bao phủ bởi hôi thối của lưu huỳnh đậm đặc. Chính vì vậy các cư dân đã được sơ tán vào năm 1953 và năm 2000.
Tuy nhiên vào năm 2005, họ đã trở lại quần đảo và được yêu cầu luôn phải đeo mặt nạ phòng độc để đề phòng các trường hợp khí độc tăng đột biến. Chắc chắn không một khách du lịch nào muốn đến đây để trải nghiệm cảm giác đeo mặt nạ bảo vệ suốt ngày.
3. Mỏ khai thác Amiang - Canada
Amiang là một hợp chất có giá đắt đỏ nhờ vào khả năng chống lửa và hấp thụ âm thanh. Nhưng đây cũng là một chất có thể gây ung thư và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Chính vì vậy,liên minh châu Âu đã cấm khai thác Amiang trên toàn châu Âu. Dù vậy, những người tò mò vẫn có thể đến thăm mỏ Thetford của Canado vẫn hoạt động.Tuy nhiên, chắc chắn sẽ không một ai dám đùa với tính mạng của mình để đến đây thăm thú khi không mặc những bộ đồ bảo vệ dày cộm, vô cùng không thoải mái, đi cùng với đó là nguy cơ bị ung thư luôn thường trực.
4. Đảo Ramree - Myanmar
Đảo Ramree ở Myammar là nơi cư trú của khoảng hơn 1000 con cá sấu nước mặn có kích thước to lớn và vô cùng khát máu. Ngoài ra trên đảo cũng có rất nhiều muỗi gây sốt rét và bọ cạp kịch độc. Vào năm 1945, một binh đoàn người Nhật 1000 đổ bộ lên hòn đảo này vào đêm khuya, từ lúc đó đến khi trời sáng, binh lính đã bị cá sấu giết chết gần hơn, và chỉ có khoảng 20 người sống sót. Ngày nay, hòn đảo này vẫn rất ít người dám đặt chân tới bởi mối nguy cơ cao bị cá sấu tấn công bất cứ lúc nào.
5. Đường Yungas - Bolivia
Theo hiệp hội an toàn đường bộ quốc tế, mỗi năm có khoảng 200 người bỏ mạng trên con đường Yungas. Con đường kéo dài 61km, nối liền hai vùng La Paz và Coroico Yungas còn được gọi với cái tên "con đường chết", số lượng những điểm tưởng niệm và các cây thánh giá khiến nơi đây trông giống một nghĩa trang hơn là một đường quốc lộ.Phần lớn mặt đường chỉ rộng khoảng 3,2m, nằm ở độ cao 600m so với mực nước biển, hoàn toàn không có giải phân cách và đã vô cùng xuống cấp. Vào những ngày sương mù, tầm nhìn giảm sút, nguy cơ tai nạn thậm chí còn cao hơn.
6. Đảo Rắn - Brazil
Hòn đảo Ilha de Queimada Grande này nằm ngoài khơi Brazil, gần phía Nam São Paulo, hòn đảo không chào đón con người tới thăm và cũng có rất ít người muốn tới. Trung bình cứ 1m2 sẽ có 5 con sắn sinh sống. Khoảng 4.000 con rắn trú ngụ trên đảo được xác định thuộc loài rắn vipe đầu hình giáo màu vàng độc nhất thế giới. Nọc độc của lũ rắn trên đảo này có uy lực gấp 5 lần nọc độc của những loài rắn khác và thậm chí có thể làm tan chảy da người.Chính quyền Brazil đã hoàn toàn cấm các hoạt động viếng thăm hòn đảo sau rất nhiều trường hợp tử vong do bị rắn cắn.
7. Khu vực Alienation - Đông Âu
Đây là khu vực trải dài khoảng 30km xung quanh nơi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl. Mặc dù đã có lệnh nhưng hàng ngàn người dân đã từ chối di tản khỏi khu vực này hoặc trở lại định cư bất hợp pháp. Sau nhiều nỗ lực cưỡng chế không thành công, chính quyền Ukraine đã phải thỏa hiệp với người dân và viện trợ cho họ. Tuy nhiên với sự canh phòng chặt chẽ của cảnh sát, bất cứ ai "lạc bước" đến đây cũng có nguy cơ bị bắn chết hoặc nhiễm độc phóng xạ nặng.