Người Mông Cổ nổi tiếng là dân tộc sống trên lưng ngựa. Từ những đứa trẻ cho đến người già, ai cũng biết cưỡi ngựa và bắn cung. Đây là di sản của đế chế Mông Cổ được Thành Cát Tư Hãn sáng lập trên lưng ngựa. Bên cạnh đó, ngựa còn cung cấp thịt, sữa và rượu cho người Mông Cổ. Người Mông Cổ ăn xúc xích thịt ngựa gọi là kazy và uống thứ rượu làm từ sữa ngựa gọi là airag.
Ngựa là vật cưỡi của nhiều bộ tộc tại Afganistan: ảnh flickr.com
Người Trung Quốc thì sử dụng ngựa nhiều nhất trong chiến tranh. Những đội kỵ binh hung bạo khét tiếng của Trung Quốc từ thời Chiến Quốc thời cổ đại cho đến thời Mãn Thanh thời trung đại vẫn là nổi ám ảnh của các nước láng giềng. Hàng trăm con ngựa bằng đồng được tìm thấy bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã cho thấy được vai trò của ngựa trong chiến tranh của Trung Quốc từ thời xa xưa.
Đôi vợ chồng cưỡi ngựa tại Kazakhstan: ảnh aboutkazakhstan.com
Bên cạnh đó, việc đua ngựa ở Hồng Kông (Trung Quốc), được thịnh hành từ thời lãnh thổ này còn thuộc về Liên hiệp Vương quốc Anh cũng là một điểm nhấn gọi mời du khách đến vui chơi, giải trí và cá cược. Chính Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng hứa với Thủ tướng Anh Margaret Thatcher vào thập niêm 1980 rằng: Sẽ đảm bảo sau khi Hồng Kông về với Trung Quốc vào năm 1997 thì “ngựa vẫn đua, các vũ công vẫn nhảy”.
Du khách chiêm ngưỡng một cỗ xe ngựa thời nhà Tần tại Trung Quốc, cảnh đua ngựa tại Hồng Kông: ảnh horseacing.about.com
Đua ngựa cũng là một hình thức giải trí tại Đảo quốc Sư tử Singapore. Đây cũng là di sản của chế độ thuộc địa do Liên hiệp Vương quốc Anh thiết lập trên đảo quốc này. Nhưng người dân Singapore có vẻ không hứng thú bằng người dân Hồng Kông trong loại hình giải trí này.
Tượng đài cố Chủ tịch CHDNND Triều Tiên: ảnh abc.net.au
Ở Ấn Độ, ngựa được sử dụng cho các đội kỵ binh. Họ là hậu duệ của những kỵ binh phục vụ các quý tộc thời phong kiến Ấn Độ. Và chỉ những gia đình thuộc đẳng cấp Kshatriya (chiến binh) mới được phép cưỡi ngựa trong quân đội và tham gia chiến đấu. Điều này cũng tương tự như ở Nhật Bản khi chỉ có các daymio (đại danh, quý tộc Nhật Bản) và các samurai (kiếm sĩ Nhật Bản) mới được cưỡi ngựa khi tham gia chiến trận.
Ở Iran, Kazakhstan, Afganistan ngựa được sử dụng để vượt sa mạc, cồn cát, thung lũng và chuyên chở hàng hóa bên cạnh lạc đà. Còn ở Nga, ngựa được sử dụng để kéo xe và chơi các môn thể thao như đánh gôn trên lưng ngựa.
Câu lạc bộ đua ngựa tại Singapore: ảnh nomadify.me
Ở Triều Tiên, ngựa gắn liền với những vị anh hùng dân tộc. Tại thủ đô Bình Nhưỡng, tượng đài của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và và cố Chủ tịch Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) đã khắc họa hình tượng hai vị lãnh tụ trên lưng ngựa. Triều Tiên cũng là đất nước có truyền thuyết về con ngựa thần Thiên Lý Mã mỗi ngày đi được ngàn dặm.
Ngựa tại Ấn Độ chỉ dành cho các con cái của tầng lớp chiến binh: ảnh horsemarwari.com
Du khách cưỡi ngựa tại Iran: ảnh washinhtonpost.com