Khủng hoảng Hi Lạp: 4 năm kham khổ qua 40 bức ảnh

(Soha.vn) - 40 bức ảnh như một bản tóm tắt cuộc khủng hoảng tài chính trong suốt thời gian qua.

Nhiếp ảnh gia Dimitris Michalakis đã tập hợp 40 bức ảnh được chụp trong bốn năm trở lại đây, phản ánh tác động xã hội của chính sách thắt lưng buộc bụng ở Hy Lạp, như một bản tóm tắt cuộc khủng hoảng tài chính trong suốt thời gian qua.

Nhiều cuộc biểu tình đã dẫn đến các vụ xung đột bạo lực, với hậu quả là các công trình lịch sử bị thiệt hại.
Nhiều công dân chống đối lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng và tiếp tục biểu tình tại Athens và ở các thành phố lớn. Bầu không khí trở nên đặc quánh do hơi cay được sử dụng tràn lan.
Để đáp lại, chính quyền Hy Lạp đã tăng cường lực lượng cảnh sát. Những ngày có biểu tình lớn, hành nghìn nhân viên cảnh sát tràn qua các đường phố ở Athens, thủ đô trở thành một chiến trường thực sự. Mỉa mai thay, chính lương của cảnh sát cũng bị cắt giảm rất nhiều.
Phần lớn các cuộc biểu tình kết thúc với những đám cháy hoặc các cuộc xung đột bạo lực với cảnh sát.
Các vụ tử sát ở Hy Lạp đang tăng lên một cách đáng lo ngại. Hơn 3000 người đã tự sát hoặc có ý định tự sát trong những năm trở lại đây. Trong số đó có cả vì mục đích chính trị, như trường hợp của Dimitris Christoulas vào tháng 04/2012, trên quảng trường Syntagma. Trong bức thư tuyệt mệnh, anh viết: “Tôi không tự tử. Chính họ đã giết tôi.”
Thất nghiệp, cắt giảm lương và giá cả đắt đỏ đã gây ra nỗi tuyệt vọng trong các gia đình Hy Lạp.
430 000 trẻ em sống trong cảnh nghèo khó, tồi tàn.
Khủng hoảng kinh tế đã nghiền nát tầng lớp trung lưu, bộ phận quan trọng của xã hội Hy Lạp.
Từ năm 2012, người ta ghi nhận sự gia tăng các vụ tấn công phân biệt chủng tộc đối với người Rom (người Châu Âu gốc Ấn). Tháng 8/2012, ở vùng Aetoliko, một nhóm 80 người, dẫn đầu là là các thủ lĩnh của đảng Bình minh vàng đã đốt cháy một ngôi nhà của người Rom. Maria và gia đình là một trong số những nạn nhân của vụ phóng hỏa này.
Những người nhập cư làm việc trong điều kiện tệ hại. Họ được trả 8-12 euro để hái một tấn cam. Thường xuyên bị quỵt tiền công và dọa bị trục xuất, nếu dám hỏi đến tiền lương, họ sẽ bị các chủ trang trại địa phương cho ăn đạn. Đó là điều đã xảy ra ở làng Manolada khi 28 người nhập cư Bangladesh phải nhập viện hồi tháng 4/2013.
Chỉ riêng ở Athens đã có 25000 người vô gia cư. Họ ngủ trên các ghế băng hoặc trong thùng các tông. Mặc dù có hàng ngàn ngôi nhà bỏ không có thể làm nơi lưu trú cho họ, chính quyền Athens cũng không hề có động thái nào để giúp đỡ những người này.
George làm việc ở nông trại, là cha của ba đứa trẻ. Ông làm việc 12-15 tiếng một ngày và trong vòng bốn năm qua, lương của ông đã giảm tới 70%.
Stamatia thất nghiệp. Cô không có bảo hiểm, cũng không có trợ cấp. Công việc của cô là lau dọn nhà cửa. nhưng thu nhập còm cõi này lại phụ thuộc vào sự hào phóng của những người hàng xóm. Chồng cô cũng thất nghiệp. Trước đây anh làm việc trong ngành xây dựng, lĩnh vực bị ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng từ năm 2011.
Thế hệ của cha tôi (cha nhiếp ảnh gia sinh năm 1964) là thế hệ cuối cùng được hưởng chăm sóc y tế. Từ đó trở đi, hệ thống chăm sóc sức khỏe đã có những đổi thay tệ hại.
Nikos dựng một ngôi nhà bằng khung cửa sổ, bìa các tông và nylon cóp nhặt được. Trước đây ông sống ở ngoại ô phía Bắc Athens và làm việc trong lĩnh vực công cộng. Giờ đây ông trú tại một ngọn đồi nhỏ cách bờ biển 100m.
Ở các thành phố lớn hay các vùng nông thôn, các gia đình Hy Lạp đều phải kiểm soát chi tiêu của mình. Năm 2013, 7 trên 10 người Hy Lạp không thể đi nghỉ hè.
Tháng 1/2014, nhiều chủ trang trại đã biểu tình chống lại việc tăng thuế, tăng chi phí sản xuất cũng như việc cắt giảm ngân sách.
Với những người nhập cư tìm được một công việc thời vụ, họ không gặp rắc rối với cảnh sát. Khi hết vụ mùa, hàng nghìn người chạy trốn vào rừng để tránh bị bắt giam.
Ta có thể dễ dàng nhìn thấy những chiếc xe đẩy như thế này ở Athens. Hầu như khắp nơi, người Hy Lạp và những người nhập cư tìm kiếm mảnh kim loại vụn với hy vọng có thể đem bán lại chúng.
Theo một cuộc điều tra thực hiện năm 2012 trên 214 người, 64,8 % trong số họ vô gia cư trong vòng ít nhất 2 năm, 89,7% là người Hy Lạp và 10,3% là người ngoại quốc. 82,2% là đàn ông, 60,7% có độ tuổi từ 41 đến 55, và 26,40% trong độ tuổi từ 26 đến 40. 1 trên 5 người đã từng học đại học. Costas 57 tuổi. Ban ngày ông đi tìm kim loại vụn, ban đêm thì ngủ trong xe.
Chỉ có những kẻ cho cầm cố là sống được nhờ khủng hoảng. Rất nhiều người tuyệt vọng đã mang đi cầm cố trang sức, kỉ vật gia đình và cả những chiếc răng vàng.
Theo một khảo sát mới đây về tác động của chính sách thắt lưng buộc bụng, 12% người Hy Lạp có biểu hiện của chứng trầm uất. Những người bị ảnh hưởng nhất là những phụ nữ tuổi từ 35-44 hay 55-64.
13,1% sinh viên Hy Lạp bỏ học để kiếm việc làm hòng giúp đỡ gia đình. 2/3 thanh niên rơi vào cảnh thất nghiệp – một “thế hệ bị lãng quên”.
Hiện ở Hy Lạp là 100 000 người nghiện ma túy. Vào năm 1980, số lượng này chỉ là 2000. 58,9% người nghiện là người thất nghiệp.
Nhiều thanh niên sa vào nghiệp ngập hay mại dâm. Họ không tin tưởng vào hệ thống chính trị và tuyệt vọng khi nghĩ về tương lai.
Nạn mại dâm ở Hy Lạp tăng mạnh. Thất nghiệp và nghèo đói là những nguyên nhân chính đẩy thanh niên đến với mại dâm.
2000 suất ăn trưa được phân phát bởi chính quyền Athens cho những người vô gia cư và thất nghiệp.
Khu Perama nằm ở phía Tây thành phố. Chắc đây 50 năm, dân cư chỉ sống trong lều gỗ. Sau này phần lớn những người này được nhận những khoản vay mà bản thân họ không trả nổi.
Phần đông người về hưu sống trong cảnh nghèo túng, không có khả năng trả tiền nhà, tiền điện, điện thoại, sưởi ấm hay chi phí thuốc men.
27% gia đình Hy Lạp không thể chi trả cho nhu cầu của mình. Ngày càng đông các gia đình phải đến xin súp nhân đạo.
Phần lớn người lao động từ chối sử dụng các biện pháp bảo hộ, vì lo rằng các biện pháp này có thể bị trừ vào tiền lương của họ.
Hellenic Halyvourgia, một trong những xí nghiệp lớn nhất ở Hy Lạp, lợi dụng khủng hoảng tài chính để ép các công nghiệp kí hợp đồng mới và chấp nhập giảm lương. Việc sản xuất đã ngưng lại và nhà máy đã ngừng hoạt động trong 272 ngày.
6000 công nhân làm việc trong xưởng đóng tàu Scaramaga. Tháng 10/2013, xưởng đã bị bỏ hoang và 1100 công nhân trong số này mất việc.
Ngay cả khi Hy Lạp đứng đầu trong lĩnh vực vận tải hàng hải, sự cắt giảm lương và tăng giờ làm đã khiến các công nhân ở bến cảng Pirée tổ chức đình công.
56 thủy thủ của tàu Penelope A đã cập bến Rafina và ngừng làm việc để đợi lương. Những người sống ở vùng khác không thể về thăm nhà vì không có tiền để trả cho việc đi lại.
Những người đàn ông thất nghiệp giết thời gian bằng cách câu cá ở Thriasion.
Năm 2012, bệnh tật bùng phát ở Hy Lạp. Dịch sốt xuất huyết hoành hành ở Evros và Scala. Nguyên nhân chính là do ngân sách dành cho thuốc diệt cỏ bị cắt giảm.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại