Không xăm mình thì không lấy được chồng

Đó là một bộ tộc nổi tiếng với số lượng hình xăm chiếm gần hết cơ thể...

Với nhiều bộ tộc ở Papua New Guinea, xăm mình được coi là phong tục. Nổi tiếng nhất có lẽ là bộ tộc Motu với số lượng hình xăm lớn, chiếm gần hết cơ thể và cách xăm hoàn toàn thủ công vào thời xa xưa.

Đến nơi không xăm mình thì không lấy được chồng 1
Hình ảnh phụ nữ Motu với hình xăm trải dài khắp cơ thể. Ảnh chụp năm 1915.

Theo truyền thống của người Motu, tất cả mọi người đều phải xăm mình. Phụ nữ Motu xăm hình từ đầu đến chân. Đàn ông Motu ít hình xăm hơn nhưng mỗi khi xăm hình mới, nó thể hiện cho niềm vinh quang, sự chiến thắng sau mỗi lần hạ gục một người đàn ông ở bộ tộc khác.

Một điểm đặc biệt của người Motu đó là, những thiếu nữ Motu hầu như không mặc gì, bởi họ cho rằng những hình xăm trên cơ thể sẽ che lấp được những khuyết điểm cũng như tôn lên vẻ quyến rũ của họ.

Đến nơi không xăm mình thì không lấy được chồng 2
 

 

Khi đã lập gia đình, những phụ nữ này sẽ mang thêm một chiếc váy được làm từ những sợi cỏ cây bện lại. Trong khi đó, những người nam giới Motu thường ở trần và mặc một chiếc váy cỏ để bảo vệ bộ phận duy trì nòi giống của mình ngay từ bé.

Đến nơi không xăm mình thì không lấy được chồng 3
 

Đồ nghề dùng trong việc xăm của người Motu vô cùng sơ sài, các kỹ thuật xăm đều hoàn toàn làm bằng tay. Tất cả dụng cụ cần thiết chỉ bao gồm “búa gỗ” (hay còn gọi iboki) là một nhánh nhỏ trên thân cây chanh và kim (hay còn gọi gini) - gai của cây chanh.

Đầu tiên, người Motu vẽ hình cần xăm lên da và đợi đến khi hình vẽ khô. Sau đó, người thợ xăm sẽ cầm kim bằng tay trái, đặt vào vị trí hình vẽ trên da, tay phải cầm búa gõ vào kim để mũi kim đâm sâu vào da.

Đến nơi không xăm mình thì không lấy được chồng 4
Hầu hết những người thợ xăm đều là phụ nữ bởi họ có sự khéo léo và tỉ mẩn nhất định. 

Lần lượt, các mũi kim tạo thành chuỗi lỗ nhỏ trên da. Để có được một hình xăm sắc nét và đẹp, người thợ xăm đôi khi cần phải thay 3 - 4 chiếc kim. Chất màu để nhuộm hình xăm được lấy từ một loại quả rừng.

Hình xăm của người Motu vô cùng đa dạng, đó là những hình liên quan đến tự nhiên hay động vật như chim ưng, rắn, cá sấu... Với người Motu, mỗi hình xăm đều có ý nghĩa của nó. Đó không chỉ là cách thể hiện cái đẹp, sự vinh quang mà nó còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Đến nơi không xăm mình thì không lấy được chồng 5
Hình ảnh một bé gái đang được xăm mình. Ảnh chụp năm 1930. 

Theo phong tục của người Motu, xăm mình là một cách làm đẹp của người phụ nữ. Việc trang trí cơ thể bằng những hình xăm với nhiều kích thước, hình dạng là cách giúp người họ trở quyến rũ hơn. Bởi thế, ngay từ khi còn nhỏ, những cô bé Motu đã phải chịu đựng để có được hình xăm đẹp. Dần dần lớn hơn, các hình xăm sẽ được mở rộng ra các phần khác nhau của cơ thể.

Đến nơi không xăm mình thì không lấy được chồng 6
Những hình xăm chữ V kéo dài ở cổ là dấu hiệu báo cho mọi cư dân bộ tộc biết, cô gái này sắp kết hôn.

Đặc biệt hơn, nếu thiếu nữ nào không có hình xăm trên cơ thể, người đó sẽ không có ai để ý và đương nhiên sẽ không lấy được chồng.

Nếu phụ nữ Motu coi xăm mình là cách làm đẹp thì với đàn ông Motu, đó là biểu tượng cho sức mạnh và chiến thắng. Mỗi khi hạ gục được một đối thủ ở bộ lạc khác, họ sẽ được xăm hình mới lên ngực như minh chứng cho chiến thắng của mình.

Đến nơi không xăm mình thì không lấy được chồng 7
Mỗi hình xăm trên ngực đàn ông Motu biểu tượng cho sức mạnh và chiến thắng.

Những người đàn ông sau khi hạ gục đối thủ đều bị coi là không sạch sẽ. Khi đó, họ phải tiến hành nghi lễ rửa sạch tội lỗi và sống cách biệt với mọi người trong thời gian ngắn.

Sau Chiến tranh Thế giới II, phong tục này của nhiều bộ tộc ở Papua New Guinea dần phai nhạt. Ngày nay, khi tới thăm các bộ tộc ở Papua New Guinea, cơ thể họ đã gần như không còn "rạng rỡ" với các hình xăm nữa. Một phần vì họ không chăm chút đến các hình xăm như trước, phần sau là do bụi bẩn trong khu rừng nhiệt đới ẩm bao phủ lên cơ thể khiến cho người đối diện khó nhận ra được các vết xăm.

Tuy vậy, dù đã bị mai một nhưng tục xăm mình này vẫn được coi như một nét văn hóa độc đáo, rất riêng của bộ tộc Motu và các bộ tộc khác ở quần đảo Papua New Guinea.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại