Giới nhà giàu Ả rập và thú nuôi sư tử "sang chảnh"

Uy Thiên |

(Soha.vn) - Sở hữu cho mình một con vật nuôi từ thế giới hoang dã hiện đang trở thành cơn sốt làm mưa làm gió thế giới thượng lưu của các thiếu gia Ả Rập.

“Mốt” mới trong tầng lớp nhà giàu ở Ả Rập

 

Trong những năm gần đây, động vật hoang dã như báo gấm, hổ, khỉ đầu chó, rắn đã và đang bị các ông chủ Trung Đông nhiều tiền và sẵn sàng chịu chơi mua về làm cảnh. Chính vì thế xuất hiện riêng ngành kinh doanh và vận chuyển những loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng cho giới thượng lưu hám của lạ.

Theo quan niệm của họ, động vật càng hiếm thì càng chứng tỏ sự giàu có. Đây là hình thức “khoe của” mới xuất hiện ở Tiểu các Vương quốc Ả Rập thống nhất và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho dân săn bắn động vật trái phép. Bởi các đại gia chi quá đậm cho việc tìm “con nào càng hiếm càng tốt” để về cưng nựng.

 	Quả là thú vui này chỉ dành cho dân nhà giàu.

Quả là thú vui này chỉ dành cho dân nhà giàu.

Trước đây thói khoe khoang của cải chỉ đơn thuần là mua về những siêu xe, trưng diện quần áo đắt tiền, kè kè bên người đội ngũ vệ sĩ hùng hậu, biệt thự lát đá cẩm thạch lên cả bồn cầu. Tuy nhiên việc khoe khoang phải kể tới việc các đại gia đã mạnh dạn chi mạnh cho đội thợ săn bắt con sư tử về nuôi, nâng cuộc chơi lên một tầm mới.

Theo thống kê mới nhất, hiện trên toàn Ả Rập Xê Út có tầm 3000 người nuôi giữ động vật hoang dã trong nhà, gây nguy hiểm không ít đến tính mạng của những người xung quanh và cả chính “thân chủ”.

Thú nuôi sư tử Châu Phi liều lĩnh

 	Thức ăn cho sư tử cũng là những con cá quý.

Thức ăn cho sư tử cũng là những con cá quý.

Vào một ngày đẹp trời ở vùng phía Bắc Ả Rập, “công tử” 40 tuổi Jasim Ali được người ta trông thấy đang chơi đùa với người bạn bốn chân tên Teymour đang gặm ngấu nghiến 1 món đồ chơi dành cho trẻ em. Nhưng dĩ nhiên Teymour không phải là một chú thú cưng bình thường,nó là một con sư tử Châu Phi đã trưởng thành.

Ali chia sẻ : “Có một thứ ngôn ngữ chỉ giữa tôi và nó hiểu được thôi. (Ali cứu Teymour ở một trang trại mà Teymour bị bỏ đói đến chết.)Tôi đối xử với nó khác xa so với những gì nó phải trải qua trước đây. Vậy nên một thiên tình sử đã được thêu dệt không chớp mắt trước báo chí khi mà “nó chỉ ăn khi thấy tôi ở bên cạnh. Nếu không có tôi, nó sẽ buồn và chẳng buồn ăn đâu. Nó nhất định sẽ chờ tôi đấy”.

Teymour là một con sư tử Châu Phi nên tình yêu đối với nó có vẻ khá “gai góc”. Bằng chứng là Ali đã bị "người tình" cắn vài lần trong khi vui đùa bên nhau, mặc dù Ali tin tưởng Teymour tuyệt đối. Ali luôn yêu thương, cưng nựng chú sư tử nuôi của mình và chỉ lo lắng chút xíu về những cái móng vô tình lộ ra trong khi đùa giỡn với chủ. Không chừng chú ta sẽ được đà lấn tới và “xé yêu” cậu chủ.

Mohammad Shafiq, một doanh nhân 42 tuổi, cực kì tự hào khi được hỏi về chú báo nuôi suốt ngày càu nhàu và đi lảng vảng trên các mái nhà của khu biệt thự riêng giữa trung tâm Kabul sầm uất. “Tôi được một người bạn giới thiệu về chú báo này ở Kandahar và ngỏ ý muốn bán lại. Anh ấy biết tôi cực kì yêu động vật như chim chóc, chó mèo nhưng thực ra chú báo này nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi. Tôi đã chẳng ngần ngại bỏ ra 20,000$ để rước chú em này về. Tôi chỉ thấy báo gấm trên ti-vi và trong sở thú, nhưng chưa bao giờ lại gần như thế này. T đã biết trước là mua nó sẽ rất phấn khích mà” – Mohammad chia sẻ.

Bỏ ra 20,000$ để rước em báo phá phách về nhà cho thấy sự chịu chi cở nào của các đại gia Trung Đông

Con báo gấm, vẫn chưa được đặt tên, không hề có xích cổ hay dây cuốn cổ và dành cả ngày nằm im trên mái biệt thự xa hoa của ông chủ, cứ đến đêm lại mò xuống tìm thịt. Shafiq nói rằng anh ta đã trả khoảng 1,000$ mỗi tháng để thuê chuyên viên chăm sóc động vật hoang dã chỉ để cho nó ăn thịt tươi được chuyển hàng ngày từ một lò mổ. Ngoài ra hóa đơn kiểm tra sức khỏe từ bác sĩ thú y cũng đến tay Mohammad mỗi tuần với số tiền không hề nhỏ.

Chú báo xinh đẹp này tốn tầm 20,000$ của Shafiq để đi từ Kandahar đến Kabul trên 480km đường bộ - đoạn đường hay xảy ra các cuộc đánh bom liều chết và các đợt phục kích bằng thuốc nổ. Trong một lần các phóng viên và nhiếp ảnh gia từ tờ AFQ đến, con báo đã tỏ ra lo lắng sợ sệt và gầm gừ một cách hung hãn mỗi khi có ai đến gần nó – khác hẳn thái độ ôn hòa mà ông chủ thường ca ngợi.

Shafiq đã phải chủ động cho người chuyển nó đến một khu quây kín ở sân sau của một biệt thự khác mà ông có ở tận thủ đô Afghanistan. Thử tưởng tượng chuyện gì xảy ra nếu có ai đó xấu số gặp phải con báo này khi nó không được cung cấp đầy đủ thịt tươi ngon hoặc bị quấy rầy? Đó cũng là một trong những hành vi khó đoán ở động vật hoang dã dễ dẫn đến chấn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí là tử vong cho người chủ.

Suy cho cùng thói khoe khoang của cải của các bậc “thiếu gia Ba Tư” chỉ thể hiện sự phô trương và chơi trội, tự gây nguy hiểm cho chính tính mạng của mình.

Chính quyền Ả Rập vào cuộc

Động vật hoang dã đang bị sử dụng vào những mục đích“khoe của” nông cạn của con người

Tiểu các Vương quốc Ả Rập thống nhất đã nhất trí đi đến một thỏa thuật tại Hội nghị Kinh doanh động thực vật quốc tế trái phép rằng bất kì những ai mua bán vận chuyển động vật có nguy cơ tuyệt chủng quý hiếm đều phải đối mặt với khoản tiền phạt 50,000 dirham tức là 13613 USD. Thậm chí những kẻ mua bán này còn phải ngồi tù 6 tháng.

Những hình phạt trên được quốc hội của Tiểu các Vương quốc Ả Rập thống nhất soạn thảo vào tháng 8 năm 2011. Nhưng pháp luật có làm chặt đến mấy thì thú chơi vật nuôi hoang dã vẫn đang được giới thượng lưu cực kì ưa chuộng và không có vẻ gì là sẽ chuyển biến.

Theo quan niệm của giới thượng lưu thì "nếu anh giàu có thì ít nhất trong nhà phải có một siêu xe và một con sư tử vờn với anh cả ngày"

.Đây là biểu hiện tối thiểu cho sự thịnh vượng và giàu sang, chí ít là với người dân Ả Rập Xê Út và Iran. Đau xót rằng con người càng muốn chứng tỏ tài sản của mình kếch sù đến cỡ nào thì thế giới động vật càng bị đặt vào vòng nguy hiểm bấy nhiêu.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại