Sự việc trở nên trầm trọng khi hơn 3.000 công nhân khác đã hoảng sợ dây chuyền và phản kháng, trong đó hàng tá người đã cố tình phá hoại cả nhà máy trước khi cảnh sát sử dụng hơi ga để chế ngự đám đông.
Tình huống kì lạ này hoàn toàn có thể dễ hiểu nếu chúng ta xét về bối cảnh văn hóa, lịch sử và tâm lý của sự kiện. Đây không phải là lần đầu tiên công nhân làm việc tại các nhà máy ở Nam Á bỗng nhiên phát bệnh vì các vấn đề sức khỏe không thể giải thích được.
Trong vòng từ tháng 6 đến tháng 9.2011, hơn 1.000 công nhân nhà máy giày dép, áo quần ở Campuchia đã đổ bệnh, cảm thấy choáng váng và buồn nôn. Sau khi được trị liệu và nghỉ ngơi, hầu hết trong số họ đã hồi phục và trở lại làm việc; một vài người vẫn còn một số triệu chứng kể trên. Kết quả kiểm tra khu vực nhà máy cho thấy không hề có chất độc hại hay chất gây ô nhiễm môi trường nào gây ra các chứng bệnh như vậy.
Sự việc tương tự như vậy đã xảy ra khá nhiều ở Bangladesh vào các tuần gần đây: hàng trăm công nhân ở thủ đô Dhaka, và các thị trấn khác đều than phiền kêu ốm với các triệu chứng như vậy, và dường như không có nguyên nhân nào được tìm thấy.
Theo các bác sĩ, hầu hết các trường hợp kể trên đều do “chứng rối loạn phân ly tập thể” (Mass Hysteria). Chứng bệnh này thường bắt đầu khi một vài cá nhân cảm thấy áp lực, sau đó từ áp lực chuyển thành bệnh. Các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè cũng bắt đầu có những dấu hiệu tương tự qua lây nhiễm.
Chứng rối loạn phân ly tập thể thường xuyên xảy ra ở những nơi như trường học, bệnh viện, công sở và những nơi người ta hay phải chịu áp lực cao trong công việc. Đặc biệt, nỗi sợ hãi và lo lắng về điều kiện làm việc tại các nhà máy ở Bangladesh ngày càng tăng sau sự cố sập nhà máy quần áo đã gây nên cái chết của hơn 1000 công nhân.
Về bóng ma trong nhà vệ sinh nữ đã gây náo động ở trên, trường hợp này khá bất thường vì chứng rối loạn phân ly tập thể không liên quan đến ma quỷ. Tuy nhiên, dù là ma quỷ hay chứng rối loạn đều bắt đầu bằng những hiện tượng không bình thường và dường như không thể giải thích. Niềm tin vào ma quỷ khá phổ biến trong cộng động người Hồi giáo ở Bangladesh, và những chuyện xảy ra như tai nạn hay bệnh tật thường xuyên được quy lại là do tà linh.
Hiện chưa có phương pháp trị liệu chính thống nào cho chứng rối loạn phân ly tập thể này. Chứng bệnh tự đến và tự biến mất nhanh chóng. Nhà máy với đầy các chất hóa học, bụi vải, mùi vải, mùi máy móc, thêm vào đó là các áp lực tin thần và buồn chán là môi trường lí tưởng cho sự phát sinh chứng rối loạn này.
Tuy nhiên, các trường hợp rối loạn phân ly nói chung và trường hợp ma quỷ ở nhà máy vải nói trên có một sự khác nhau: Các công nhân nhà máy ở Gazipur biết chắc chắn họ đang nói đến cái gì, và họ cũng đã yêu cầu rõ ràng phương pháp giải quyết đậm chất văn hóa, đó là “thực hiện nghi lễ trừ tà”.
Và cũng làm theo yêu cầu đó, chủ của nhà máy đã tổ chức các lễ cầu nguyện tại nhà máy để đuổi tà. Nhà máy cũng phải đóng cửa trong vài ngày để mọi người có thể lấy lại tinh thần. Và như vậy, nhà máy sẽ hoàn toàn không có bóng ma nào cho đến khi một ai đó khác thấy một thứ gì đó khác thường.