Cuộc sống "giết chết lẫn nhau" của sư tử châu Phi

Craig Parker - một nhà sinh vật học nghiên cứu về sư tử châu Phi đã nói: “Hầu hết sư tử chết vì chúng giết lẫn nhau”.

Những vị chúa sơn lâm của châu Phi có vẻ ngoài tương đối to lớn và dữ dằn nhưng ít ai biết rằng, chúng là loài thuộc họ Mèo duy nhất sống có trật tự xã hội.

Cùng zoom vào cuộc sống của những chú mèo to lớn thuộc đồng cỏ châu Phi để hiểu hơn lối sống bầy đàn, cách săn mồi hay đặc điểm của loài động vật này qua chùm ảnh dưới đây.

Cuộc sống "giết chết lẫn nhau" của sư tử châu Phi 1
 

Thông thường, những loài động vật họ mèo khác như hổ, báo có lối sống đơn độc. Chúng chiến đấu đơn độc mà không cần có liên minh với đồng loại. Nhưng sư tử thì khác, chúng sống theo bầy, có trật tự xã hội, liên minh với những cá thể khác, với mức độ cơ động và số lượng khác nhau tùy vào mục đích đem lại.

Cuộc sống "giết chết lẫn nhau" của sư tử châu Phi 2
 

Trong một đàn sư tử, sư tử giữ trách nhiệm chính là đi săn. Bởi với cấu tạo cơ thể to lớn nặng tới 250kg (trong khi sư tử cái nặng khoảng 180kg), những chú sư tử không phù hợp với việc săn bắt. Có thể nói, những cô nàng sư tử là thợ săn lão luyện, con thú săn mồi siêu hạng.

Cuộc sống "giết chết lẫn nhau" của sư tử châu Phi 3
 

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho rằng, việc sống theo bầy đàn là sự thích nghi phù hợp sư tử săn được những con mồi to lớn và “cứng” như ngựa vằn, trâu rừng, hà mã hay voi trưởng thành… Chúng đều là những loài có thể đả thương, thậm chí khiến những kẻ săn mồi đơn độc phải lãnh vết thương chí mạng.

Cuộc sống "giết chết lẫn nhau" của sư tử châu Phi 4
 

Cùng với đó, quá trình tiến hóa cũng đem lại cho sư tử nhiều lợi thế như màu lông hòa quyện với màu vàng của đồng cỏ xavan. Tuy vậy, sư tử không phải là loài dai sức theo đuổi con mồi, nên chúng thường ẩn nấp, rút ngắn khoảng cách hết sức có thể, rồi bung sức triệt hạ con mồi.

Cuộc sống "giết chết lẫn nhau" của sư tử châu Phi 5
 

Các nhà khoa học cũng lý giải việc sư tử sống theo bầy đàn là để bảo vệ thú con, trong đó kích cỡ đàn đóng vai trò quan trọng. Một đàn sư tử thường có từ 1 - 18 sư tử cái trưởng thành và những đàn có kích cỡ trung bình thường bảo vệ con cái hiệu quả hơn.

Điều này là hợp lý vì với những đàn quá ít, khả năng bị tấn công bởi nhiều loài khác như linh cẩu là rất lớn, chưa kể việc bị sư tử đực khác đánh chiếm đàn.

Cuộc sống "giết chết lẫn nhau" của sư tử châu Phi 6
 

Tuy nhiên, với những đàn quá đông, sự cạnh tranh ngay trong đàn sẽ khiến khả năng bảo vệ con cái xuống thấp, vì khi một vị vua bị lật đổ, tất cả thú con của ngài đều… chung số phận.

Do đó, một đàn có kích cỡ trung bình, từ 2 đến 6 sư tử trưởng thành là phù hợp nhất trên đồng cỏ, vì sư tử cái có thể lo cho cả thú con của những sư tử khác, đồng thời đem lại sự bảo vệ hiệu quả cho lãnh thổ, còn sự cạnh tranh trong đàn không cao.

Cuộc sống "giết chết lẫn nhau" của sư tử châu Phi 7
 
Cuộc sống "giết chết lẫn nhau" của sư tử châu Phi 8
 

Và cuối cùng, các nhà nghiên cứu để ý đến việc các sư tử đực trưởng thành thường liên minh để xâm chiếm lãnh thổ. Trong một đàn sư tử, những sư tử đực liên minh với nhau để bảo vệ đàn, đồng thời nâng vị thế của mình lên trong vấn đề ăn uống và kết đôi.

Cuộc sống "giết chết lẫn nhau" của sư tử châu Phi 9
 

Những sư tử đực con khi đã trưởng thành, thường sẽ ra đi. Mỗi sư tử đực có thể bắt cặp với người anh em trong đàn, rồi đi tìm một đàn mới. Hoặc cũng có thể chúng liên minh với một đôi khác, tạo thành một nhóm 4, đi xâm chiếm đàn khác.

Một nhóm 4 sư tử đực là quá nhiều, khiến cơ hội tìm thức ăn cũng như kết đôi giảm đáng kể, nhưng lại lợi thế hơn hẳn nhóm 2 sư tử.

Cuộc sống "giết chết lẫn nhau" của sư tử châu Phi 10
 

Khi gặp đàn khác, nhóm sư tử “đi hoang” này sẽ có một trận chiến đẫm máu với vị vua đang tại vị. Những cú tát nảy lửa, những nhát cắn ngập răng… kẻ thua cuộc nếu không chết cũng lãnh nhiều vết thương, khiến cơ hội sống sót sau đó cũng giảm đi đáng kể.

Nếu sư tử đực trong đàn không đánh đuổi được kẻ xâm chiếm, chúng sẽ có một tổ ấm mới và đàn thú con của cựu đầu lĩnh sẽ đột nhiên… mất tích.

Cuộc sống "giết chết lẫn nhau" của sư tử châu Phi 11
 

Vậy số phận của những cựu đầu lĩnh thì sao? Nếu may mắn sống sót, chúng sẽ lại ra đi, dưỡng thương và tìm một đàn sư tử khác. Đã có nhiều trường hợp những sư tử bại trận đã chiếm được 2 đàn khác, thậm chí có thể chiếm lại đàn của mình.

Những sư tử đực trong đàn thường rất hung dữ và có “cái tôi” cao. Vậy nên nếu có sư tử đực lạ mon men lại gần những “bà vợ”, kẻ đó chắc chắn sẽ lãnh hậu quả đau thương, thậm chí bỏ mạng.

Cuộc sống "giết chết lẫn nhau" của sư tử châu Phi 12
 
Cuộc sống "giết chết lẫn nhau" của sư tử châu Phi 13
 

Tại nhiều nền văn hóa, người ta nói rằng mèo có 9 mạng sống. Nhưng những "chú mèo to lớn" tại đồng cỏ châu Phi có lẽ không được may mắn như vậy. Sống trong môi trường hoang dã vô cùng khắc nghiệt, tuổi thọ của chúng tương đối ngắn.

Một sư tử đực khỏe mạnh, nếu may mắn có thể sống đến 12 năm. Sư tử cái sống lâu hơn, khoảng 19 tuổi. Nhưng nếu xét tuổi thọ trung bình, tuổi thọ của sư tử sẽ rất thấp vì tỉ lệ tử vong của sư tử con khi chưa được 2 năm tuổi là rất lớn. Giống như Craig Parker - một nhà sinh vật học nghiên cứu về sư tử châu Phi đã nói: “Hầu hết sư tử chết vì chúng giết lẫn nhau”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại