Khi nói về cuộc sống của những nữ thần trinh tiết trẻ em tại Ấn Độ người ta nghĩ ngày tới cụm từ "chân không chạm đất".
Những vị nữ thần trinh tiết này được người theo đạo Hindu và đạo Phật tôn sùng. Bên trong thế giới kỳ lạ của những vị thần trinh nữ trẻ em này tại các đền thờ là những câu chuyện mà ít ai có thể hiểu hết được. Những nữ thần trinh nữ này được gọi tênlà Kumari.
Mỗi năm, các Kumari chỉ được xuất hiện trước công chúng 13 lần. Thời gian còn lại trong năm, họ phải sống trong một ngôi đền cách xa hẳn với mọi người. Điều đặc biệt những cô bé được lựa chọn là Kumari bị cấm đi bộ cho đến tuổi dậy thì. Chính vì thế, khi về già những cô bé này thường có đôi chân rất yếu ớt.
Các Kumari được coi là hóa thân của nữ thần Kali để bảo vệ khỏi sự nguy hiểm và mang đến sự may mắn cho con người. Chính vì thế những cô gái Kumari được che chở và bảo vệ một cách rất cẩn trọng. Họ không được phép đi bộ chạm đất để bảo toàn sự tôn nghiêm.
Những Kumari được lựa chọn vô cùng cẩn thận từ khi sinh ra. Từ thời điểm được chọn lựa đến khi được trở thành Kumari thực sự, những cô gái này phải trải qua bài kiểm tra 32 giai đoạn vô cùng nghiêm ngặt.
Nhưng đối với những cô gái này, Kumari không chỉ là một cái tên hay danh hiệu mà nó đã làm thay đổi cả cuộc sống của họ.
Cuộc sống của Kumari chỉ kết thúc khi họ bắt đầu đến kỳ kinh nguyệt. Sau kì kinh nguyệt đầu tiên, các cô gái được trải qua nghi lễ 12 ngày có tên là Gufa. Sau đó cuộc sống của một Kumari kết thúc và họ quay trở về cuộc sống bình thường mà họ chưa bao giờ được biết đến.
Những cô bé này được lựa chọn kể từ khi sinh ra để trở thành Kumari.
Khi bắt đầu đến tuổi dậy thì mà cụ thể là kỳ kinh nguyệt, các cô gái sẽ từ bỏ vị trí Kumari của mình. Sau nghi lễ Gufa, các Kumari sẽ đến một con sông gần đó, thả tóc xuống và rửa sạch con mắt thứ 3.
Các nữ thần sống trong các đền thờ.