Nếu được hỏi "chọn 100 điểm hay 1 triệu tệ (khoảng 3,5 tỷ đồng)", chắc hẳn không ít người sẽ chọn số tiền lớn. Song cũng có không ít học sinh tiểu học ở Trung Quốc đã kiên quyết chọn lấy 100 điểm tuyệt đối với những lý do nghe xong cũng thấy hợp lý.
Đoạn video được quay bởi một thầy giáo đến từ Lan Châu (tỉnh Cam Túc) đã gây xôn xao MXH Weibo, nhận được hàng trăm nghìn lượt thích trên nền tảng này.
"Em chọn 100 điểm, bởi thành tích quan trọng hơn tiền bạc".
"Em chọn 100 điểm, bởi 100 điểm có thể khiến mẹ em hài lòng".
"Em chọn 100 điểm, bởi 100 điểm có thể giúp em kiếm nhiều hơn 1 triệu NDT".
"Em chọn 1 triệu NDT, bởi em không thể nào đạt được 100 điểm".
Em chọn 100 điểm, vì khi em đạt điểm cao 100 điểm thì mẹ sẽ đến thăm em.
Có thể thấy với mỗi hoàn cảnh, học trò lại chọn những giải pháp khác nhau. Nhiều em chọn 100 điểm vì thành tích quan trọng hơn tiền bạc, việc đủ thông minh đạt được 100 điểm thì cũng có đủ khả năng kiếm nhiều tiền. Có em chọn 100 điểm vì muốn được cha mẹ hài lòng và quan tâm đến mình hơn. Nhưng cũng có học trò chọn 1 triệu NDT vì biết thừa bản thân sẽ không thể đạt điểm cao...
Ở Trung Quốc, học sinh chịu nhiều áp lực học tập, đặc biệt là trong kỳ thi đại học gọi tên Gaokao được đánh giá khốc liệt bậc nhất thế giới. Kỳ thi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là "Cao khảo", tức là bài kiểm tra có mức độ khó cao nhất dành cho học sinh.
Thí sinh dự thi phải tham gia đầy đủ 4 môn thi trong đó có 3 bài thi bắt buộc là tiếng Trung, Toán và Tiếng Anh. Bài thi còn lại, thí sinh có thể tự chọn 1 trong 2 tổ hợp phù hợp với năng lực là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Tổng thời lượng để hoàn thành các môn thi là 9 tiếng đồng hồ, trong 2 ngày. Riêng với những thí sinh dân tộc thiểu số sẽ phải thực hiện bài kiểm tra bằng ngôn ngữ của dân tộc mình một ngày sau đó.
Vì tính cạnh tranh khốc liệt của các thí sinh nên không ít những trường hợp gian lận diễn ra và bị phát hiện. Để hạn chế những điều này, kể từ 2016, các biện pháp mạnh tay đã được chính phủ Trung Quốc ban hành khiến những thí sinh có hành vi gian lận có thể trở thành tội phạm hình sự.
Thí sinh chật vật cho kỳ thi đại học ở Trung Quốc