Thất bại liên miên, Pháp quyết chơi "tất tay" khi tăng thêm 12 tiểu đoàn

B.T sưu tầm, SGK Sử 9 |

Pháp tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ binh, tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh gồm 44 tiểu đoàn, ra sức tăng cường ngụy quân.

Kế hoạch Na-va của Pháp và Mĩ

Ngày 1-5-1953, Tướng Na-va được cửa làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, vạch ra kế hoạch quân sự nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, với hi vọng trong vòng 18 tháng "kết thúc chiến tranh trong danh dự".

Thất bại liên miên, Pháp quyết chơi tất tay khi tăng thêm 12 tiểu đoàn - Ảnh 1.

Tướng Na-va được cử làm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương

Kế hoạch Na-va được thực hiện theo hai bước

Bước một: Trong thu-đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để "bình định" miền Trung và miền Nam Đông Đương.

Bước hai: Từ thu-đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định, "kết thúc chiến tranh"

Thực hiện Kế hoạch Na-va, thực dân Pháp xin Mĩ tăng thêm viện trợ quân sự (gấp hai lần so với trước, chiếm tới 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương), tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ binh, tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh gồm 44 tiểu đoàn (trong số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương), ra sức tăng cường ngụy quân.

Cuộc tiến công chiến lược Đông –Xuân 1953-1954

Tháng 9-1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kết hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954 với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch.

Phương hướng chiến lược của ta là tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yêu, nhằm "tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, tạo cho ta những điều kiện thuận lợi để tiêu diệt thêm sinh lực của chúng.

Phương châm chiến lược của ta là "tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt:, "đánh ăn chắc, đánh chắc thắng".

Thực hiện phương hướng chiến lược trên, trnog cuộc tiến công Đông-Xuân-1953-1954, quân ta mở một loạt chiến dịch tiến công địch trên nhiều hướng ở hầu khắp các chiến trường Đông Dương.

Ngày 20-11-1953 phát hiện bộ đội chủ lực của ta di chuyển lên Tây Bắc. Na-va cho 6 tiểu đoàn Âu-Phi nhảy dù xuống Điện Biên Phủ.

Đầu tháng 12-1953, bộ đội chủ lực của ta ở Tây Bắc tổ chức một bộ phận bao vây, uy hiếp địch ở Điện Biên Phủ; bộ phận còn lại mở cuộc tiến công địch, giải phóng toàn tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ). Na-va buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bố lên tăng cường. Như vạy, sau đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ hai của địch.

Thất bại liên miên, Pháp quyết chơi tất tay khi tăng thêm 12 tiểu đoàn - Ảnh 3.

Lược đồ chiến lược Đông-Xuân 1953-1954

Cũng vào đầu tháng 12-1953, liên quân Việt-Lào mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào, giải phóng toàn tiẻnh Thà Khẹt, đồng thời bao vây, uy hiếp Xê-nô. Na-va tăng cường lực lượng cho Xê-nô và Xê-nô thành nơi tập trung quân thứ ba của địch.

Cuối tháng 1-1954, để đánh lạc lướng phán đoán của địch, tạo điều kiện đẩy mạng công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta phối hợp với quân Pa-thét Lào mở cuộc tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong-Xa-Lì, mở rộng vùng giải phóng Lào. Lo sợ liên quân Việt – Lào thừa thắng đánh xuống Luông-Pha-Bang, Na-va cho tăng cường lực lượng để Luông-Pha-Bang trở thành nơi tập trung quân thứ tư của địch.

Ngày 20-1-1954, Na-va tập trung 20 tiểu đoàn bộ binh mở chiến dịch Át-lăng đánh chiếm Tuy Hòa (Phú Yên), mở rộng đánh chiếm vùng tư do Liên khu V của ta.

Thất bại liên miên, Pháp quyết chơi tất tay khi tăng thêm 12 tiểu đoàn - Ảnh 4.

Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh bàn triển khai Kế hoạch tác chiến Chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954.

Giữ vững quyền chủ động đánh địch, đầu tháng 2-1954, quân ta mở cuộc tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng toàn tỉnh Kon-Tum, đồng thời bao vây uy hiếp Plây-Cu. Na-va buộc phải bỏ dở cuộc tiến công Tuy Hòa để tăng cường lực lượng cho Plây-Cu và Plây-Cu trở thành nơi tập trung quân thứ năm của địch.

Phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính diện, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch, bộ đội ta ở Nam Bộ, Nam Trung bộ, Bình -Trị-Thiên, đồng bằng Bắc Bộ cũng đẩy mạnh hoạt động đánh địch.

Thất bại liên miên, Pháp quyết chơi tất tay khi tăng thêm 12 tiểu đoàn - Ảnh 5.

Quân Pháp ở Đông Dương đã lộ rõ dấu hiệu thất bại

Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của ta đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Na-va của Pháp-Mĩ, buộc quân chủ lực của chúng phải bị động phân tán và giam chân ở miền rừng núi.

Bài viết nhằm giúp cho độc giả nào chưa có điều kiện tìm hiểu lịch sử nước nhà có thêm kiến thức tham khảo, theo tinh thần "Dân ta phải biết Sử ta". Nguồn: SGK Sử lớp 9, tr119-120-121-122.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại