Thành phố nào lạnh nhất thế giới và tại sao nơi này lại lạnh thấu xương đến thế?

RYANKOG |

Có thể bạn đã nghe đến Yakutsk và Oymyakon, hai nơi lạnh nhất có cộng đồng dân cư sinh sống, nhưng tại sao hai nơi này lại lạnh như vậy?

Khi nhà thám hiểm Ernest Shackleton đang trong chuyến thám hiểm Nam Cực vào tháng 9 năm 1902, ông đã viết một bức thư cho người bạn của mình là Kitty Pogson ở London, trong bức thư, ông mô tả cái lạnh cực độ ở nơi này và những tác động thảm khốc của nó đối với nhóm thám hiểm.

Shackleton viết: “Chúng tôi không may đã mất một thành viên trong trận bão tuyết dữ dội do anh ta ngã xuống vách đá băng, và chúng tôi suýt mất một trong số các chỉ huy và ba người khác,” Shackleton viết. "Thời tiết lúc này rất lạnh, nhiệt độ thấp nhất là -62 F (âm 52,2 C)."

Ngày nay, ngoại trừ một số khu vực mở cửa cho khách du lịch và các trạm nghiên cứu, thì Nam Cực vẫn rất hẻo lánh và vẫn là lục địa lạnh nhất. Tuy nhiên, trên thế giới vẫn có một vài thành phố thường có nhiệt độ thời tiết cực kỳ lạnh giá. Vậy, đâu thành phố lạnh nhất trên thế giới?

“Vinh dự” đó thuộc về thành phố Yakutsk của Nga. Nằm ở Siberia, một trong những vùng lạnh nhất và thưa dân nhất thế giới, Yakutsk là nơi sinh sống của khoảng 336.200 người, trong đó nhiều người làm việc cho Alrosa, một công ty điều hành mỏ kim cương trong thành phố.

Nhiệt độ ở Yakutsk có thời điểm lên tới âm 60 độ C. Tuy nhiên một số cư dân khẳng định họ đã trải qua những ngày lạnh hơn nhiều, nhưng họ không thể xác minh điều đó vì "nhiệt kế chỉ đo được đến -63 C", theo một cuộc phỏng vấn của BBC. Nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận ở Yakutsk là -64,4 C vào ngày 5 tháng 2 năm 1891.

Tuy nhiên, trong khi Yakutsk là thành phố lạnh nhất, có những nơi định cư khác, ít dân cư hơn thậm chí còn lạnh lẽo hơn Yakutsk. Oymyakon, một khu làng của Nga với khoảng 500 người, đã đạt tới nhiệt độ âm 71,2 C vào năm 1924.

Thành phố nào lạnh nhất thế giới và tại sao nơi này lại lạnh thấu xương đến thế? - Ảnh 1.

Ảnh chụp Oymyakon từ trên không

Thậm chí, Yakutsk và Oymyakon còn không phải là hai nơi gần nhau. Chúng cách nhau khoảng 928 km và lái xe từ nơi này đến nơi kia sẽ mất khoảng 21 giờ.

Vậy tại sao hai nơi này lại lạnh thấu xương đến thế? Và tại sao mọi người tiếp tục sống trong những môi trường khó khăn, khắc nghiệt này?

Alex DeCaria, giáo sư khí tượng học tại Đại học Millersville ở Pennsylvania, cho biết vùng Siberia quá lạnh do "sự kết hợp của vĩ độ cao và một vùng rộng lớn".

Nhiệt độ toàn cầu khắc nghiệt - cả cao và thấp - có xu hướng xảy ra trên các lục địa vì đất liền nóng lên và nguội đi nhanh hơn đại dương. Trong trường hợp của Siberia, tuyết và băng bao phủ cũng đóng một vai trò nhất định, vì chúng giúp giữ cho khu vực lạnh lẽo bằng cách phản xạ bức xạ mặt trời vào không gian.

Thành phố nào lạnh nhất thế giới và tại sao nơi này lại lạnh thấu xương đến thế? - Ảnh 2.

Cuộc sống tại Oymyakon

Sự kết hợp của các yếu tố này đã dẫn đến việc một vùng áp suất cao lớn, bán vĩnh cửu, hình thành trên Siberia vào mùa đông, được gọi là "Siberian High".

"Áp suất cao ở các lục địa có vĩ độ cao thường có không khí ổn định, độ ẩm thấp và bầu trời quang đãng, dẫn đến nhiệt độ bề mặt rất lạnh", DeCaria cho biết. Đó là vì độ ẩm thấp và bầu trời quang đãng cho phép bức xạ bước sóng dài (hồng ngoại, vi sóng) do Trái đất phát ra đi lên đỉnh khí quyển và phát ra ngoài không gian, do đó giữ nhiệt độ bề mặt lạnh.

Với Yakutsk và Oymyakon, địa hình cũng đóng một phần cho sự lạnh giá. Jouni Räisänen, giảng viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Khí quyển Trái đất (INAR) thuộc Đại học Helsinki ở Phần Lan, giải thích: “Những nơi này nằm trong các thung lũng địa phương, được bao quanh bởi địa hình cao hơn.”

Khối không khí lạnh dễ dàng hình thành trong mùa đông. Những khối không khí lạnh, tương đối "nặng" này có thể bị mắc kẹt ở gần đáy thung lũng. Đối với Oymyakon, hiệu ứng này được khuếch đại bởi độ cao tương đối lớn của các dãy núi xung quanh, giúp che chở không khí lạnh khỏi trộn lẫn với không khí ấm hơn, Räisänen giải thích.

Vậy tại sao mọi người vẫn tiếp tục sống ở những địa điểm như vậy?

Thành phố nào lạnh nhất thế giới và tại sao nơi này lại lạnh thấu xương đến thế? - Ảnh 4.

"Tôi nghĩ mọi người tự hào về nơi họ sống và khả năng mà họ có để sống ở những nơi khắc nghiệt như vậy", Cara Ocobock, nhà nhân chủng học và là giám đốc Phòng thí nghiệm Năng lượng tại Đại học Notre Dame, cho biết.

Trái ngược với Yakutsk và Oymyakon, các thành phố nóng nhất thế giới là Karachi (Pakistan) và Ahvaz (Iran), cả hai đều thường xuyên trải qua nhiệt độ trên 40 C; cả hai đã đạt mức cao kỷ lục lần lượt là 47,8 C và  54 C.

Vậy, nếu phải chọn sống giữa nơi lạnh nhất hoặc nơi nóng nhất, bạn sẽ chọn nơi nào? Đối với Ocobock, câu trả lời của ông là nơi cực kỳ lạnh.

Tham khảo: LiveScience

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại