Thần quyền "bất khả xâm phạm" của Nhật hoàng và 5 điều thú vị về hậu duệ của Nữ thần Mặt trời

Lưu Bình |

Nhật hoàng Akihito - vị vua của triều đại Heisei - sẽ trở thành Thiên hoàng đầu tiên trong vòng 200 năm qua thoái vị khi đang tại thế.

Hoàng gia Nhật Bản là một trong những hoàng gia lâu đời và bí ẩn nhất trên thế giới. Dưới đây là 5 điều thú vị về vương triều Nhật Bản.

Chế độ quân chủ cổ đại

Chế độ Thiên hoàng của Nhật Bản là hệ thống quân chủ lâu đời nhất và chưa từng bị gián đoạn trên thế giới.

Nhật hoàng Akihito là hoàng đế thứ 125 của Nhật Bản, khởi nguồn từ Thiên hoàng Jimu (Thần Vũ) lập quốc năm 600 TCN.

Theo truyền thuyết ông là hậu duệ của nữ thần mặt trời. Mặc dù những bằng chứng về sự tồn tại của 25 vị hoàng đế đầu tiên bị che giấu bằng những câu chuyện mang màu sắc thần thoại, nhưng có đủ bằng chứng lịch sử để chứng minh rằng từ năm 500 đến nay, hoàng đế Nhật Bản đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và chưa bao giờ ngừng lại.

Sau khi Hoàng đế Nhật Bản hiện đại qua đời, mọi người sẽ sử dụng niên hiệu khi Hoàng đế đang tại vị để gọi họ. Nếu Nhật hoàng Akihito băng hà, tên hiệu của ông sẽ được đổi thành "Heisei", nghĩa là "Hòa bình ở khắp mọi nơi", Thiên hoàng Akihito bắt đầu sử dụng niên hiệu này sau khi ông lên ngôi Hoàng đế vào năm 1989.

Phụ thân của ông, cố Nhật hoàng Hirohito lên ngôi khi đất nước đang có chiến tranh, sau khi ông qua đời Nhật hoàng Hirohito được đổi tên thành Showa, có nghĩa là "Soi sáng trăm họ, dung hợp vạn nước".

Thần quyền bất khả xâm phạm của Nhật hoàng và 5 điều thú vị về hậu duệ của Nữ thần Mặt trời - Ảnh 1.

Tư tưởng Thần linh và con người

Hoàng đế là người đứng đầu quốc gia và lãnh đạo tối cao của Thần đạo (Shinto).

Nhật Bản là quốc gia duy nhất vẫn lấy chữ "Hoàng" tương xứng với người đứng đầu Hoàng gia. Từ "Thiên hoàng" trong tiếng Nhật phù hợp với tư tưởng ​​cho rằng hoàng gia Nhật Bản là hậu duệ của Thần thánh.

Hoàng gia Nhật Bản trong lịch sử luôn nắm chế độ quân chủ luôn duy trì thần quyền bất khả xâm phạm để tiện cai trị, nhưng phải đến vài thế kỷ trước, những người cuồng tín của Hoàng đế mới coi người cai trị là một sự tồn tại giống như nửa người và nửa thần.

Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc không lâu, trong một phần của bản thỏa thuận đầu hàng của Nhật Bản, Nhật hoàng Hirohito tuyên bố rằng ông đã từ bỏ khái niệm hư cấu rằng "Hoàng đế là vị thần tại thế".

Sau chiến tranh, năm 1947 Nhật Bản thực hiện sửa đổi hiến pháp, Hoàng đế trở thành "biểu tượng cho sự đoàn kết thống nhất của nhà nước và nhân dân", một lãnh đạo trên danh nghĩa không có thực quyền về quyền lực chính trị.

Nhà khoa học nghiệp dư

Từ năm 1869, vào thời điểm đó, Thiên hoàng Minh Trị mới khôi phục quyền lực của hoàng đế và dẫn dắt Nhật Bản đến con đường hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Vào đầu mỗi năm, Hoàng đế đều sẽ tổ chức một loạt các buổi thuyết giảng khoa học.

Thần quyền bất khả xâm phạm của Nhật hoàng và 5 điều thú vị về hậu duệ của Nữ thần Mặt trời - Ảnh 3.

Nhật hoàng Akihito thực hiện nghiên cứu khoa học về cá khi còn trẻ. Ảnh: Asahi Shimbun

Cựu Hoàng đế Hirohito và con trai cả của ông – Hoàng đế Akihito, đều rất quan tâm đến sinh học biển. Hoàng đế Hirohito đã viết một số bài báo về loài sứa thủy sinh dưới nước, còn Hoàng đế Akihito được coi là người có thẩm quyền chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu về cá bống. 

Bản thân hoàng đế Akihito đã viết 38 bài báo khoa học về chủ đề cá bống và một giống cá bống mới được phát hiện đã được đặt theo tên ông.

Phụ nữ nắm quyền

Trong lịch sử, phụ nữ cũng có thể lên ngôi, đủ tư cách thống trị thiên hạ, nhưng Nhật Bản chỉ có tám vị nữ hoàng đế trong suốt chiều dài lịch sử của mình.

Thần quyền bất khả xâm phạm của Nhật hoàng và 5 điều thú vị về hậu duệ của Nữ thần Mặt trời - Ảnh 4.

Hoàng tử Hisahito đã "cứu" nước Nhật khỏi việc thay đổi hiến pháp. Ảnh: venusclancolumn

Cho đến thế kỷ 20, Nhật hoàng thường có một hoàng hậu và một số phi tần, tất cả những phi tần đều xuất thân trong các gia đình quý tộc. Nhật hoàng Akihito là hoàng đế đầu tiên được phép kết hôn với một thường dân.

Và ông đã làm điều đó, kết hôn với bà Michiko Shoda năm 1956, sau khi họ gặp nhau trên một sân tennis. Điều này vô tình khiến phong trào đánh tennis bùng nổ trong xã hội Nhật Bản thời kỳ đó.

Con trai cả của Nhật hoàng Akihito, Hoàng thái tử Naruhito cũng kết hôn với một thường dân, Masako Owada, người vốn từng là một nhà ngoại giao.

Năm 2006, Công nương Masako được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, tình trạng bệnh của công nương được cho là xuất phát từ những áp lực của việc phải hạ sinh một thái tử kế vị.

Theo hiến pháp sau chiến tranh của Nhật Bản, vốn có hiệu lực vào năm 1947, chỉ nam giới mới có thể thừa kế ngai vàng, tuy nhiên đến năm 2005, Nhật Bản đã có ý định điều chỉnh hiến pháp để trao quyền thừa kế ngai vàng cho phụ nữ để trở thành nữ hoàng.

Tuy nhiên, kế hoạch đó không còn được xem xét nữa sau khi công nương Kiko, vợ Hoàng tử Akishino, con trai thứ hai của Nhật hoàng, hạ sinh một bé trai, người có thể kế thừa hoàng tộc.

Ngai vàng Hoa cúc

Nhật hoàng Akihito và gia đình sống trong cung điện Hoàng gia tại Tokyo, một khu phức hợp giống như công viên ở thủ đô Nhật Bản, nơi đây được coi là một trong những khu bất động sản đắt đỏ nhất thế giới.

Thần quyền bất khả xâm phạm của Nhật hoàng và 5 điều thú vị về hậu duệ của Nữ thần Mặt trời - Ảnh 5.

Hoàng cung Tokyo nguy nga ẩn mình sau những hàng thông xanh thắm

Cung điện Hoàng gia là một tổ hợp bao gồm nhà ở cho các thành viên của gia đình hoàng gia, các văn phòng của Cơ quan Hoàng gia và một bảo tàng.

Chế độ quân chủ của Nhật Bản thường được gọi là "Vương triều hoa cúc", và trên thực tế có một ngai vàng hoa cúc trong Hoàng cung. Đó là một ngai vàng lộng lẫy gọi là "takamikura", sẽ được các hoàng đế ngồi lên trong lễ đăng quang.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại