Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi phút, trên thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa trong khi mỗi năm có tới 5.000 tỷ túi nhựa dùng một lần được vứt ra môi trường. Phân nửa số nhựa chúng ta dùng hàng ngày cũng là loại sản phẩm dùng một lần, từ tã trẻ em, túi đựng đồ tới ống hút hay những sản phẩm thông dụng khác như bao bì sản phẩm….
Trong hành trình xây dựng bộ phim nhằm thay đổi nhân thức của nhân loại về mối quan hệ với mẹ thiên nhiên, nhiếp ảnh gia kiêm nhà làm phim người Mỹ Chris Jordan đã chụp lại một bức ảnh mà giới hoạt động vì môi trường mô tả là “hơn ngàn lời nói”. Đó là hình ảnh cái xác đã phân hủy gần hết của một con hải âu trưởng thành. Trong bụng nó vẫn còn nguyên những mảnh nhựa mà nó nuốt vào vì tưởng nhầm là thức ăn.
Bức ảnh được chụp trên hòn đảo Midway, nằm ở khu vực hẻo lánh bậc nhất của Thái Bình Dương, đã giúp Jordan đạt được điều muốn truyền tải."Nhựa này tồn tại mãi mãi nhưng chúng ta lại vứt nó đi sau một lần sử dụng duy nhất. Tuy nhiên, việc thay đổi không đơn giản dựa vào một vài cá nhân. Số ít không thể tạo ra sự khác biệt nhưng khi 100 triệu người quyết định cùng hành động, đó mới thực sự mang đến những tác động mạnh mẽ", Jordan nhận xét.
Jordan lần đầu đến Midway vào tháng 9/2009. Đây là nơi trú chân của những con hải âu trong hành trình kiếm ăn khắp đại dương. Tuy nhiên, thay vì một cảnh tượng huyên náo đầy sức sống, thứ mà Jordan nhìn thấy là hàng chục nghìn con hải âu chết trong vòng 2 tuần ngắn ngủi.
Suốt 8 năm làm bộ phim tài liệu có tên Albatross, Jordan đã ở trên hòn đảo tổng cộng 94 ngày sau 8 chuyến viếng thăm Midway - nằm giữa Thái Bình Dương, cách lục địa gần nhất lên tới 3.200 km.
Đáng buồn, bức ảnh xác chim hải âu của Jordan không phải tác phẩm ấn tượng duy nhất lột tả tình trạng bi kịch mà thế giới đang phải gánh chịu từ rác thải nhựa. Một hình ảnh khác ấn tượng không kém là đoạn video lấy ống hút dài gần 20 cm khỏi mũi một con rùa biển khổng lồ. Đoạn video chấn động được các nhà khoa học tới từ bang Texas, Mỹ ghi lại và công bố.
Trong chuyến nghiên cứu khoa học tại vùng biển Costa Rica, hai nhà khoa học Christine Figgener và Nathan Robinson đã tìm thấy một con rùa biển đực loại quý hiếm đang khổ sở vì bị tắc mũi.
Quan sát kỹ, các nhà khoa học nhận thấy một dị vật hình ống nằm chặn đường thở của con vật. Do cách quá xa các trung tâm cứu hộ, họ buộc phải can thiệp để lấy dị vật khỏi con rùa biển.
Trải qua gần 10 phút vật lộn, họ lôi ra khỏi mũi con vật một chiếc ống nhựa dài gần 15 cm, loại ống nhựa vẫn được sử dụng một lần – vốn rất khó để thu hồi và tái chế. Cùng với túi nilon, lưới đánh bắt cá và chai nhựa, ống hút nhựa và tăm bông là một trong những loại rác thải nhựa phổ biến nhất trên các đại dương khắp thế giới.
Ống hút nhựa là một trong những sản phẩm dẫn đầu danh sách gây hại bởi chúng được cấu thành từ vật liệu tái chế nhưng tốn quá nhiều chi phí cho việc tái sử dụng. Thay vì được đun chảy và tạo thành một sản phẩm mới, ống nhựa dùng một lần sẽ bị vứt vào bãi rác hay tồi tệ hơn là bị các dòng sông đưa ra biển cả và gây ô nhiễm các đại dương rộng lớn.
Giống phần lớn các loại nhựa khác, ống nhựa cần thời gian rất lâu để phân hủy hoàn toàn. Cần phân biệt rõ, phân rã và phân hủy là hai quá trình hoàn toàn khác nhau. Phân hủy là quá trình vi sinh vật tiêu hóa và biến nó thành các phân tử hữu cơ và sự sống mới.
Trong khi đó, phân rã là quá trình chia vật lớn thành những vật nhỏ hơn. Khi nhựa bị phân rã, nó sẽ làm vật thể không còn hình dạng. Tuy nhiên, những mảnh nhựa nhỏ li ti sẽ tồn tại tới cả nghìn năm trên trái đất.
Với những gì đang nói, ống nhựa cần quãng thời gian 200 năm để phân rã và có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn trên trái đất bởi vi khuẩn rất khó để ăn được nhựa. Vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn khi những phân tử này nhiễm vào các loài động thực vật và trở thành một phần trong chuỗi thức ăn của các loài động vật và cả con người.
Chúng ta đang phải trả giá cho sự tiện dụng của ống hút nhựa. Bất cứ ở bãi biển nào, dù là huyên náo, tấp nập hay hoang sơ, hẻo lánh, người ta cũng có thể tìm thấy ống hút nhựa.
Đầu năm 2018, một nghiên cứu về đại dương cho thấy ống nhựa là một trong những loại rác phổ biến bậc nhất trên các bãi biển.
Với màu sắc sặc sỡ, ống nhựa luôn bị các loài động vật và chim tưởng nhầm là thức ăn. Với một sinh vật nuốt phải ống nhựa, đặc biệt là những con chim biển, số phận nó đã chính thức được định đoạt.
Ống nhựa, vốn không thể tiêu hóa, có thể gây tắc đường thở hoặc tàn phá hệ tiêu hóa của sinh vật. Có hơn 1 triệu con chim chết mỗi năm vì nuốt phải nhựa.
Ở thời điểm hiện tại, chúng ta có thể nhận thức rõ ống nhựa là vật dụng cần thiết nhưng không phải là cấp thiết với cuộc sống của chúng ta. Thậm chí, con người đang đánh đổi sự tiện lợi trước mắt lấy những thiệt hại lâu dài về môi trường cũng như tương lai trái đất. Chưa bao giờ, việc loại bỏ vật dụng này khỏi cuộc sống lại cấp thiết như hiện nay.
Cùng với những thương hiệu hàng đầu về giải khát, Starbucks góp phần không nhỏ vào 500 triệu ống hút nhựa được dùng một lần bị vứt bỏ mỗi ngày ở Mỹ. Con số này sẽ lớn hơn rất nhiều nếu so với 28.000 cửa hàng Starbucks trên khắp thế giới.
Ống hút nhựa, loại đồ dùng một lần phổ biến trong mùa hè nắng nóng, đã không còn được ưa chuộng trong những năm gần đây. Các nhà hoạt động vì môi trường liên tục phản đối loại đồ dùng này bởi những tác hại khủng khiếp nó gây ra.
Là một trong những doanh nghiệp hưởng ứng sớm lời kêu gọi ngừng dùng ống nhựa, Starbucks cam kết sẽ dừng hoàn toàn việc sử dụng loại đồ dùng này trong năm 2020. Nếu có thể điều đó trở thành sự thực, Starbucks sẽ giúp giảm hơn một tỷ ống hút bị vứt ra môi trường mỗi năm.
Thay vào đó, Starbucks sẽ sử dụng loại nắp đậy có thể tái chế và loại bỏ hoàn toàn ống hút trên các sản phẩm giải khát của mình. Chỉ duy nhất có Frappuccino là một ngoại lệ. Sản phẩm này sẽ dùng loại ống hút thế hệ mới, được làm từ giấy hoặc các loại nhựa có thể phân hủy dễ dàng.
Starbucks có doanh thu 22,4 tỷ USD trong năm ngoái và không thể phủ nhận sự đóng góp của ống hút nhựa với tình hình kinh doanh của thương hiệu này. Những đặc tính như nhẹ, rẻ và tiện dụng khiến nó rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, Starbucks đã phải quyết tâm thay đổi, bỏ đi sự tiện dụng mà họ đang được nhận.
Rõ ràng, Starbucks thay đổi là động thái tốt cho môi trường. Tuy nhiên, đây cũng là bước đi có tính toán của thương hiệu này, nhất là khi thành phố Seattle, nơi Starbucks đặt trụ sở, trở thành một trong những thành phố lớn đầu tiên ở Mỹ cấm loại ống hút nhựa dùng một lần trong khi giới chức tiểu bang California tiến hành kiểm soát chặt chẽ các nhà hàng trong việc sử dụng ống hút nhựa.
Thay đổi trước khi bị buộc phải thay đổi là cách kinh doanh thông minh. Hiện tại, 8.000 cửa hàng Starbucks ở Mỹ và Canada đã được trang bị loại nắp nhựa có thể tái chế. Tới năm 2020, tất cả các cửa hàng của Starbucks trên khắp thế giới sẽ được trang bị loại sản phẩm mới này. Đây là thay đổi rất có ý nghĩa, nhất là khi hơn một nửa doanh thu của Starbucks tới từ đồ uống.
Starbucks có doanh thu 22,4 tỷ USD trong năm ngoái và không thể phủ nhận sự đóng góp của ống hút nhựa với tình hình kinh doanh của thương hiệu này. Những đặc tính như nhẹ, rẻ và tiện dụng khiến nó rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, Starbucks đã phải quyết tâm thay đổi, bỏ đi sự tiện dụng mà họ đang được nhận.
Rõ ràng, Starbucks thay đổi là động thái tốt cho môi trường. Tuy nhiên, đây cũng là bước đi có tính toán của thương hiệu này, nhất là khi thành phố Seattle, nơi Starbucks đặt trụ sở, trở thành một trong những thành phố lớn đầu tiên ở Mỹ cấm loại ống hút nhựa dùng một lần trong khi giới chức tiểu bang California tiến hành kiểm soát chặt chẽ các nhà hàng trong việc sử dụng ống hút nhựa.
Thay đổi trước khi bị buộc phải thay đổi là cách kinh doanh thông minh. Hiện tại, 8.000 cửa hàng Starbucks ở Mỹ và Canada đã được trang bị loại nắp nhựa có thể tái chế. Tới năm 2020, tất cả các cửa hàng của Starbucks trên khắp thế giới sẽ được trang bị loại sản phẩm mới này. Đây là thay đổi rất có ý nghĩa, nhất là khi hơn một nửa doanh thu của Starbucks tới từ đồ uống.
"Về bản chất, ống nhựa là loại sản phẩm không thể tái chế. Với sự ra đời của loại nắp nhựa mới, chúng tôi thấy đó là sự đảm bảo cho tương lai bền vững cũng như thể hiện trách nhiệm của chúng tôi với xã hội", ông Chris Milne, giám đốc phụ trách phần cung ứng của Starbucks, nhấn mạnh.
Áp lực nhằm ngăn chặn loại ống hút sử dụng một lần đã tạo ra một thị trường các loại ống hút mới có khả năng tái chế được làm từ giấy, silicon, thép không gỉ, thủy tinh hay tre. Tuy nhiên, bài toán về môi trường vẫn cần nhiều hơn nữa sự chung tay để tìm lời giải. Ống hút nhựa, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số 335 triệu tấn nhựa được sản xuất trong năm 2016.
Khi Starbucks buộc phải thay đổi để có thể tồn tại trong ngành kinh doanh đồ giải khát, gã khổng lồ công nghệ Samsung chọn cho mình một con đường chủ động hơn. Họ tạo ra nhiều cải tiến độ phá, bao gồm cả về công nghệ lẫn vật liệu. Tuy nhiên, điều người ta dễ nhận thấy nhất ở Samsung chính là cách họ biến bao bì sản phẩm không còn là những thứ vô dụng.
Bao bì gần như sẽ bị vứt bỏ ngay lập tức sau khi bóc hộp sản phẩm. Dù chỉ được dùng một lần và gây ra không ít phiền toái nhưng mọi sản phẩm, từ lớn đến nhỏ, đều phải sử dụng. Nó không chỉ là gánh nặng chi phí với doanh nghiệp mà còn đóng góp tích cực vào tình trạng ô nhiễm môi trường, vốn đang khiến cả thế giới lo ngại.
Chỉ tính riêng tại Hàn Quốc, mỗi năm có tới 5,4 triệu tấn rác thải là bao bì sản phẩm. Phần lớn chúng đều được cấu thành từ các loại vật liệu không thân thiện với môi trường và khó thu hồi để phục vụ tái chế. Quy mô doanh nghiệp sản xuất càng lớn sẽ càng tạo ra nhiều loại rác thải này. Chí phí lớn cùng những tác hại tới môi trường là lý do vô cùng hợp lý để các nhà sản xuất phải tìm giải pháp.
Samsung là một trong những cái tên đi đầu. Với đặc thù sản xuất các mặt hàng điện tử, điện gia dụng…, Samsung phải dùng một lượng khổng lồ bao bì nhằm đảm bảo cho thiết bị tránh bị va đập trong quá trình vận chuyển. Tủ lạnh là ví dụ điển hình. Với kích thước những chiếc tủ lạnh ngày càng to, việc phải tạo ra những mẫu bao bì tương xứng mà chỉ dùng một lần gây ra sự lãng phí to lớn.
Để giải quyết vấn đề này, Samsung đã quyết định tạo ra một loại thùng chứa đặc biệt, sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường thay vì thùng giấy, xốp và hàng loạt các loại chất liệu khác để ngăn sản phẩm bị va đập trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt nhất, loại vỏ thân thiện với môi trường này có thể được tái sử dụng tới 40 lần, giúp giảm tới mức tối thiểu lượng rác bị quăng ra môi trường.
Chìa khóa của sự đột phá nằm ở chất liệu Expanded polypropylene (EPP) – một tấm chất dẻo xốp đặc biệt thân thiện với môi trường, linh hoạt và đa năng thường được sử dụng trong chế tạo vật liệu trọng lượng nhẹ, quản lý năng lượng và đệm ứng dụng. Đặc tính ưu việt giúp nó hấp thu phần lớn lực va chạm trong khi sự linh hoạt đảm bảo cho nó vẫn toàn vẹn sau nhiều lần sử dụng.
Các loại vỏ bọc mới không chỉ được Samsung áp dụng cho tủ lạnh mà còn nhiều loại sản phẩm khác, trong đó có cả những chiếc Galaxy. Theo đuổi chiến lược bao bì bền vững với bộ quy tắc 3R “Recycle – Reuse - Reduce” (Tái chế, tái sử dụng & giảm sử dụng), Samsung sớm thể hiện quyết tâm theo đuổi những thiết kế bền vững trong bối cảnh thế giới đang bị rác thải nhựa đe dọa.
Ngoài bao bì, Samsung cũng tiến hành hàng loạt cải tiến công nghệ như tạo ra phần mềm để kéo dài thời gian sử dụng smartphone hay TV, cải thiện tuổi thọ pin máy tính hay tối ưu hóa hoạt động của các thiết bị đồ gia dụng. Dù vậy, không giống như việc thay thế các bao bì gây lãng phí, người dùng khó có thể cảm nhận được ngay lập tức những nỗ lực của Samsung theo cách này.