Theo Reuters, tướng Apirat Kongsompong, 58 tuổi, thuộc đơn vị cận vệ Hoàng gia Sư đoàn 1 bộ binh của Quân khu 1, đơn vị đóng ngay trung tâm căn cứ quân sự của hoàng gia.
Mối quan hệ giữa nền quân chủ, quân đội và các chính trị gia là yếu tố cơ bản quyết định sự ổn định của nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á này.
Tướng Apirat là con trai của tướng Sunthorn Kongsompong, người đã dẫn đầu cuộc đảo chính năm 1991 dẫn đến phong trào phản kháng của tầng lớp trung lưu đang ngày càng tăng, đưa đến kết quả là quân đội thôi cầm quyền từ năm 1992, và kéo dài 22 năm, cho đến cuộc đảo chính quân sự gần đây nhất vào năm 2014.
Truyền thông Thái Lan miêu tả ông Apirat là một “phó tư lệnh đáng tín” của Thủ tướng Prayut Chan-ocha, và là một chỉ huy quân sự muốn tách biệt với chính trị.
“Tôi sẽ làm hết sức mình cho đất nước và người dân” - Reuters dẫn lời ông Apirat nói trong một bài phát biểu trước khi lên nhậm chức.
Thủ tướng Prayut cam kết sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5 theo hiến pháp mới, mà các nhà phê bình nói là nhằm hạn chế vai trò của các đảng phái chính trị trong khi giữ ảnh hưởng của quân đội. Ông Prayut từng tỏ ý rằng ông có thể sẽ đảm nhận một vai trò công chức sau cuộc bầu cử.
Theo Reuters, cuộc bầu cử sẽ là một thử nghiệm sát sao về sự nổi tiếng của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra .
Nhà cựu tài phiệt này đã giành được sự ủng hộ rộng rãi ở nông thôn vì những chính sách ủng hộ người nghèo, nhưng lại là thù địch của giới cầm quyền có liên hệ với quân đội ở Bangkok. Điều này làm giảm đi khả năng thắng lợi của ông trong cuộc bầu cử thiếu minh bạch.
Quốc vương Maha Vajiralongkorn, người lên ngôi năm 2016 sau khi vua cha Bhumibol Adulyadej băng hà, có vẻ như có một mối quan hệ suôn sẻ với các tướng lĩnh điều hành đất nước.
Việc bổ nhiệm ông Apirat cho thấy sự củng cố cho mối quan hệ đó, ông Paul Chambers, một giảng viên tại Đại học Naresuan và là chuyên gia về quân đội Thái Lan nói.
“Nhiều khả năng quân đội sẽ gần gũi với chế độ quân chủ hơn”, ông Chambers nói với Reuters.