Tên lửa Nga vừa rơi trở lại Trái đất một cách không kiểm soát

BẢO NAM |

Tuy nhiên, màn rơi tự do của “cục sắt” nặng 4 tấn này không gây được nhiều sự chú ý như sự cố tương tự với tên lửa đẩy Trung Quốc hồi tháng 5/2021.

Một tên lửa của Nga đã rơi xuống một vùng biển ở Thái Bình Dương chiều qua 5/1, sau khi tái nhập lại bầu khí quyển Trái đất trong tình trạng mất kiểm soát.

Đó là Persei, được phóng vào ngày 27/12 bằng tên lửa đẩy hạng nặng Angara-A5 của Nga cho một nhiệm vụ thử nghiệm. Tuy nhiên, tên lửa đẩy ở giai đoạn cuối đã không thể đưa Persei đi vào quỹ đạo Trái đất như kế hoạch. Thay vào đó, nó bị lực hấp dẫn của Trái đất kéo trở lại bầu khí quyển và quay trở lại bề mặt với hình thức nhiều mảnh nhỏ.

"Tôi không coi vật thể này là một rủi ro đáng kể", nhà quan sát quỹ đạo và nhà thiên văn Jonathan McDowell tuyên bố trên Twitter . "Các cuộc quay trở lại đối với một vật thể có khối lượng khô khoảng 4 tấn có thể sẽ chỉ thấy một số mảnh vỡ rơi xuống mặt đất, nhưng không nhiều."

Tên lửa Nga được cho là nặng khoảng 20 tấn, nhưng hơn 75% khối lượng đó là nhiên liệu và chúng gần như chắc chắn đã cháy hết trong bầu khí quyển. Do đó ước tính khối lượng phần "rơi tự do" không kiểm soát này vào khoảng 3,2 đến 4 tấn. Theo dữ liệu, tên lửa hạng nặng Angara-A5 đã trải qua tổng cộng ba lần thử nghiệm kể từ năm 2014, và hai lần đầu tiên đã vận chuyển thành công trọng tải ảo lên quỹ đạo.

Phi đội Kiểm soát Không gian số 18 của Lực lượng Không gian Hoa Kỳ sau đó xác nhận rằng tên lửa đã quay trở lại Thái Bình Dương sau 1 giờ chiều (theo múi giờ PT) hôm thứ Tư.

 Tên lửa Nga vừa rơi trở lại Trái đất một cách không kiểm soát  - Ảnh 1.

Hầu hết rác vũ trụ, bao gồm cả phần còn lại của các tên lửa đẩy, khi rơi xuống Trái đất sẽ kết thúc ở các đại dương hoặc một nơi nào đó không có người ở và không bao giờ được tìm thấy.

Thông thường, các tên lửa lớn hoặc tàu vũ trụ dự kiến đi vào lại bầu khí quyển sẽ được điều khiển để hạ cánh ở một vùng xa xôi của đại dương. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có những thứ xâm nhập một cách không được kiểm soát, chẳng hạn như việc trạm vũ trụ Thiên Cung-1 của Trung Quốc rơi xuống năm 2018. Hay mới đây là tầng trung tâm nặng 21 tấn của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B, cũng của Trung Quốc, vào tháng 5/2021. Tất nhiên, chúng hiếm khi gây ra nhiều thiệt hại hoặc thương vong, mặc dù có báo cáo chưa được xác nhận về việc một số thành phần tên lửa đẩy của Trung Quốc đã rơi xuống một vài vùng nông thôn.

Tham khảo Cnet

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại