Những bức ảnh tương ứng về phần còn lại của tên lửa đã được công bố trên mạng xã hội X (trước kia gọi là Twitter).
Theo thông báo, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Liên bang Nga đã bắn phá một mục tiêu trong khu dân cư thuộc thành phố Kherson bằng tên lửa không đối đất Grom-1, được đưa vào sử dụng vào năm 2013.
Dựa trên bức ảnh về phần còn lại của tên lửa, có thể thấy sự tương đồng với tên lửa Grom-1 do đặc thù của cánh lái đuôi dạng cong.
Đây không phải trường hợp đầu tiên sử dụng loại tên lửa này sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tên lửa Grom-1 đã có màn thể hiện không thành công khi tham chiến vào ngày 12/3/2023. Do trục trặc kỹ thuật, nó đã rơi xuống khu vực Donetsk hiện do quân Nga kiểm soát.
Tuy vậy cần lưu ý đây là lần đầu có bằng chứng xác thực việc người Nga sử dụng tên lửa loại này theo hướng Kherson. Trước đó, mảnh vỡ của vũ khí đã được tìm thấy ở khu vực Donetsk và Kharkiv.
Tên lửa hàng không Grom-1 được phát triển để sử dụng cho máy bay chiến đấu Su-57, nhưng cũng được tích hợp vào hệ thống vũ khí của chiến đấu cơ Su-34, Su-35 và Su-30.
Tên lửa nặng 594 kg có thể vượt qua khoảng cách lên tới 120 km và được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính cũng như vệ tinh.
Điều này cho phép Không quân Nga sử dụng tên lửa Grom-1 chống lại các mục tiêu cố định, theo tọa độ đã được nạp trước đó.
Tên lửa được trang bị động cơ nhiên liệu rắn. Đầu đạn là loại có sức nổ mạnh trọng lượng 315 kg, mang lại sức mạnh hủy diệt rất lớn.
Tên lửa hàng không Grom-1 được Nga sử dụng trong cuộc tấn công Ukraine.