Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa

Nhóm PV |

Với 10 người chết, lần đầu tiên sau 10 năm (kể từ bão số 9/2009), Tây Nguyên ghi nhận thiệt hại về người ở mức 2 con số.

Lũ lụt từ đêm 6/8/2019 ở các tỉnh Tây Nguyên cũng lập kỷ lục về mức bao trùm, khi đe dọa cả đô thị và nông thôn, cả thủy lợi và thủy điện.

Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa - Ảnh 1.

Ảnh: La Lốp và Ia Rvê là rốn lũ của tỉnh Đăk Lăk, ngập sâu ngay từ đêm 06/8. Ngay trong đêm, lực lượng chức năng đã cứu hộ hàng trăm người kẹt trên chòi rẫy ven sông suối.

Ở vùng nông thôn, có 11 huyện ở 3 tỉnh bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ. Trong đó, Lâm Đồng có 8 huyện (Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng, Đam Rông, Lạc Dương); Đăk Lăk có 2 huyện (Ea Súp, Buôn Đôn), Đăk Nông có 1 huyện (Đăk Rlấp).

Ea Súp (Đăk Lăk) là huyện bị ngập sớm nhất, rộng nhất và sâu nhất. Cả 10 xã trong huyện đều xảy ra ngập lụt, hơn 600 hộ dân phải di dời khẩn cấp, hơn 6.140 ha cây trồng bị nhấn chìm.

Với các đô thị, 3 thành phố: Đà Lạt, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), mưa lớn cũng đã gây ngập nặng ở ngoại ô và nhiều tuyến đường, hẻm nội ô biến thành sông. Sau đây là những hình ảnh được ghi nhận trong suốt đợt mưa lũ gây ngập, lụt tại Tây Nguyên.

Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa - Ảnh 2.

Sau Đăk Lăk, ở Lâm Đồng cũng có nhiều vùng bị lụt sâu. Trong ảnh là một vùng ngập ở xã Đạ Oai, huyện Đak Huai.

Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa - Ảnh 3.

Cùng với các vùng sản xuất, khu dân cư bị ngập, hàng trăm tuyến đường các địa phương khu vực Tây Nguyên bị ách tắc do nước lũ. Ảnh: Một con đường ở xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.


Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa - Ảnh 4.

Tuyến đường bị ngập nặng nhất là Quốc lộ 14C, đoạn nối khu vực biên giới Đăk Lăk-Gia Lai. Từ đêm 06/8 đến chiều 09/8, nhiều đoạn phải dùng canô để chuyển tiếp.


Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa - Ảnh 5.

Khác biệt lớn của trận mưa lũ lớn lần này là các đô thị có cao trình 480m đến 1400m của Tây Nguyên cũng "thất thủ" trước mưa lũ. Ảnh: Thành phố Bảo Lộc, cao 850m, bị ngập trên diện rộng.

Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa - Ảnh 6.

Còn đây là một khu vực trên độ cao hơn 1300m, ở thành phố Đà Lạt.


Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa - Ảnh 7.

Thành phố Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), cao 450 mét, bị lũ, ngập ở nhiều hướng.


Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa - Ảnh 8.

Trong đó có phường Thành Công ở hướng tây, phường Tân An ở hướng bắc, phường Tân Lập ở hướng đông và phường Tự An ở khu vực trung tâm. Trong ảnh là cảnh ngập ở phường Tự An và phường Tân An.

Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa - Ảnh 9.

Nước chảy cuồn cuộn trên đường Nguyễn Du-phường Tự An.


Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa - Ảnh 10.

Với lượng mưa có nơi tới 600mm trong hơn 2 ngày, lũ lụt ở Tây Nguyên khiến nhà nông choáng váng. Dân nghèo Ea Súp đã mất hơn 6000 ha sắn, lúa, đậu đỗ.


Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa - Ảnh 11.

Những nông dân tỷ phú ở Lâm Đồng cũng khóc khi hàng trăm ha nhà kính tiền tỷ bị lũ cuốn bay.

Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa - Ảnh 12.

Cùng với thiệt hại về sản xuất, hạ tầng giao thông, thủy lợi, thủy điện cũng bị thử thách nghiêm trọng. Trong đó, Thủy điện Đăk Kar ở tỉnh Đăk Nông bị kẹt van xả lũ đã khiến nước dâng ngang mặt đập, 5.700 dân vùng hạ du phải sơ tán. Chủ đầu tư đã phải xả lũ qua đường ống áp lực. Ngay sau Đăk Kar, Thủy điện Đăk Sin 1 ở thượng nguồn cũng bị sự cố, vỡ đường ống áp lực.


Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa - Ảnh 13.

Đăk Nông mưa lớn nhất, hơn 700mm trong đợt này, không chỉ gây lũ lớn làm kẹt van, vỡ đường ống áp lực các công trình thủy điện, mà còn gây sạt lở đất, vùi lấp nhiều người. Ảnh: Hiện trường cứu hộ vụ sạt lở đất làm chết 3 người ở Đăk Nông.


Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa - Ảnh 14.

Đau thương đã in dấu lên tỉnh Đăk Nông với 5 người chết trong 3 ngày mưa lũ.

Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa - Ảnh 15.

Lũ dữ để lại nhiều đau thương, cũng để lại nhiều kinh nghiệm, nhiều hình ảnh đẹp về sự nỗ lực của các lực lượng cứu hộ. Ở huyện Ea Súp (Đăk Lăk), nơi ngập sớm, ngập nhiều, ngập sâu và lâu nhất, an toàn tính mạng của nhân dân đã được đảm bảo tuyệt đối. "Đảm bảo thông tin thông suốt từ người dân đến xã, đến lực lượng chức năng" là bài học quan trọng nhất-có thông tin, dù khó đến mấy, lực lượng chức năng cũng cứu hộ kịp thời. Ea Súp đã đảm bảo an toàn khi di dời khẩn cấp hơn 600 hộ dân, cứu hộ hơn trăm người bị kẹt trên các chòi rẫy và trên cây ven sông suối.


Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa - Ảnh 16.

Lực lượng vũ trang ghi ghi dấu ấn chủ lực trong cứu hộ, kể cả trong thành phố. Ảnh, Ban chỉ huy quân sự thành phố Buôn Ma Thuột cứu hộ ở phường Tân Lập.


Tây Nguyên: 10 năm thiên tai và nhân họa - Ảnh 17.

Trong tâm điểm của các sự cố lở đất, thủy điện, các lực lượng vũ trang huyện Đăk Rlấp, tỉnh Đăk Nông mệt nhoài sau nhiều nỗ lực cứu hộ./.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại