Trong thế giới Tây Du, sức mạnh giữa các nhân vật được thiết lập rất phức tạp và thiếu lôgic. Cụ thể, đạo hành thuộc hàng cao nhất Thiên Đình như Ngọc Đế, pháp lực thâm sâu lại bị một yêu hầu Tôn Ngộ Không dọa chui xuống gầm bàn, phải sai người đến Tây Thiên xin cứu giá, chắc chắn không khỏi mất mặt.
Ấy vậy mà trên đường đi lấy kinh, Tôn Ngộ Không lại không thể đánh bại những tên yêu quái chỉ là thú cưỡi của các vị thần tiên trên Thiên Đình.
Trong nguyên tác, hầu hết những người phàm trần không có khả năng chống lại các vị thần pháp lực cao cường, nhưng cũng có một vài người đã được tiếp xúc, một số đã đối đầu với các vị thần và thậm chí còn chiếm thế thượng phong.
Thuật sĩ Lý Thuần Phong là người khiến một Long Vương quyền lực phải rơi đầu.
Người đầu tiên là Thuật sĩ Lý Thuần Phong. Ông thông hiểu âm dương thiên địa, biết hô mưa gọi gió, thậm chí còn suy đoán được chỉ ý của Ngọc Đế.
Lý Thuần Phong dựa vào tài năng thuật toán của mình đã cùng Long Vương của sông Kinh Hà khi đó đang cải trang thành một dân thường đánh cược về thời giờ và lượng nước mưa mà Ngọc Để chuẩn bị ban chỉ.
Long Vương kinh ngạc khi những gì trong ý chỉ của Ngọc Đế hoàn toàn trùng khớp với dự đoán của Lý Thuần Phong. Để giành chiến thắng, Long Vương sông Kinh Hà đã tự ý thay đổi thời điểm và lượng nước mưa mà Thiên Đình yêu cầu.
Sau đó, Long Vương tìm đến Lý Thuần Phong để tính sổ nhưng ông không ngờ Lý Thuần Phong sớm đã biết thân phận của mình và nói rằng Long Vương tự thay đổi Thiên Điều, tội chết khó tránh. Lý Thuần Phong chỉ là một thuật sĩ phàm trần đã khiến Long Vương phải kinh hãi, dập đầu hỏi cách phá giải kiếp nạn.
Đường Thái Tông Lý Thế Dân trong Tây Du Ký.
Người thứ hai là Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Khi Long Vương sông Kinh Hà dập đầu hỏi cách hóa giải kiếp nạn, đã được Lý Thuần Phong chỉ điểm đến cầu xin Hoàng Đế Lý Thế Dân giúp đỡ, vì đao phủ hành hình sẽ là Ngụy Chính, một thần tử của Lý Thế Dân.
Long Vương sông Kinh Hà đã báo mộng cầu xin Đường Thái Tông và được chấp thuận, nhưng Hoàng Đế Đại Đường lại quên không hạ chỉ, dẫn đến Long Vương vẫn bị chém đầu, oan hồn Long Vương vì thế không ngừng quấy rầy Lý Thế Dân.
Đường Thái Tông ngày đêm bất an, mặt ủ chau mày, không lâu sau thì hồn lạc Địa Phủ. Thập Điện Diêm La Vương khi thấy linh hồn của Đường Thái Tông liền khom mình hành lễ, nguyên tác viết: "Thập Vương rời khỏi lâm điện, khom lưng nghênh tiếp Thái Tông, Thái Tông khiêm tốn, không dám tiến tới.
Thập Vương nói: Bệ hạ là Nhân Vương của dương gian, tôi là Quỷ Vương của âm giới, phân cấp rõ ràng, sao ngài phải nhượng bộ".
Có thể nói Diêm Vương rất kính trọng Hoàng Đế Đại Đường, sau đó còn thêm vào sổ Sinh Tử 20 năm dương thọ cho Đường Thái Tông, tiễn người rời khỏi u minh quỷ cốc quay về dương gian.
Quốc Vương Chu Tử Quốc từng bắn tên đả thương hai Ấu Niên Khổng Tước là đệ muội của Phật Tổ.
Người thứ ba là Quốc Vương của Chu Tử Quốc. Hoàng Hậu của ông đã bị yêu quái bắt cóc nhiều năm, khiến ông đau buồn sinh bệnh, khi 4 thầy trò Đường Tăng đến nơi này mới hóa giải được căn bệnh của ông, đồng thời giúp ông cứu Hoàng Hậu, nên Quốc Vương Chu Tử Quốc mới có thể vui vẻ trở lại.
Yêu quái bắt cóc vị Hoàng Hậu thực chất là Kim Mao Sư Tử, thú cưỡi của Quan Âm. Quốc Vương Chu Tử Quốc hồi trẻ trong lúc đi săn đã bắn tên đả thương hai Ấu Niên Khổng Tước là con của Đại Minh Vương Khổng Tước.
Minh Vương Khổng Tước là mẫu phật, nên 2 Ấu Niên Khổng Tước đó đương nhiên là có quan hệ huynh đệ muội với Phật Tổ, vì thế mà Như Lai đã phái Quan Âm sắp xếp Kim Mao Vương bắt cóc Hoàng Hậu để Quốc Vương Chu Tử Quốc trả hết nợ nhân quả.
Tuy nhiên không thể không nói Như Lai đã có phần so đo hẹp hòi, vì Quốc Vương Chu Tử Quốc hoàn toàn không biết đó là Linh Thần, ngoài ra tính mạng của 2 Khổng Tước cũng không bị nguy hiểm, nên ông không đáng phải chịu nỗi khổ tương tư dày vò nhiều năm như vậy.
Trên đây chính là ba người phàm lợi hại nhất trong Tây Du Ký, một người khiến Long Vương rơi đầu, một người đến Diêm Vương cũng phải kính trọng, người còn lại đả thương được cả đệ muội của Phật Tổ.