Tàu robot điều khiển từ xa – công cụ mới giúp giám sát núi lửa ở Thái Bình Dương

Mỹ Linh |

Tàu robot Maxlimer có kích thước nhỏ và lượng khí thải carbon dioxide tối thiểu để giảm tác động đến môi trường và giúp tìm hiểu thông tin về núi lửa.

Sau vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga ở Nam Thái Bình Dương hồi đầu năm nay, tạo ra những cột tro bụi cao tới 40km và các đợt sóng cao khoảng 1,2m ập vào Thủ đô Nuku'alofa của Tonga, các nhà địa chất đã làm việc với một công ty đóng tàu có trụ sở tại Anh, để chế tạo ra tàu robot điều khiển từ xa, giúp họ tìm hiểu thông tin về núi lửa.

Con tàu robot USV Maxlimer chỉ dài 12m do nhà đóng tàu Sea-Kit International thiết kế, chế tạo và vận hành, đến nay đã hoàn thành 2 nhiệm vụ khảo sát và sắp bắt đầu chuyến khảo sát thứ ba. Trong nhiệm vụ lần này, tàu không người lái sẽ lập bản đồ miệng núi lửa, hoặc vành của núi lửa Hunga-Tonga dưới nước.

Các vệ tinh không gian trên tàu giúp chụp được những hình ảnh chi tiết về những đám mây tro bụi khổng lồ và cả đợt sóng xung kích trong khí quyển phát ra từ núi lửa với tốc độ gần bằng tốc độ âm thanh. Dữ liệu do USV Maxlimer thu thập sẽ giúp các nhà khoa học hiểu được lý do tại sao vụ phun trào lại có tác động lớn và dữ dội đến vậy, cũng như giúp dự đoán bản chất của các vụ phun trào trong tương lai.

Tàu robot điều khiển từ xa – công cụ mới giúp giám sát núi lửa ở Thái Bình Dương - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: KT)

Giám đốc điều hành của SEA-KIT International – ông Ben Simpson: “Những gì bạn đang nhìn thấy đằng sau tôi đây thực sự hình ảnh mà con tàu thu được ở độ sâu 16.000 km. Bạn có thể thấy đằng sau tôi có rất nhiều màn hình khác nhau như: camera quan sát, radar, hình ảnh nhiệt, Hệ thống nhận dạng tự động AIS. Hai nhiệm vụ đầu tiên là khảo sát miệng núi lửa và thu thập lượng lớn dữ liệu đã hoàn thành. Nhiệm vụ thứ ba của chúng tôi nhằm tìm hiểu thêm về địa hình bên ngoài núi lửa".

Tàu robot Maxlimer có kích thước nhỏ và lượng khí thải carbon dioxide tối thiểu để giảm tác động đến môi trường. Tuy nhiên, các nhà thiết kế muốn tiếp tục phát triển dự án này với thiết kế con tàu phù hợp hơn với địa hình dưới đáy biển.

“Chúng tôi gặp một số thách thức trong khi lập bản đồ các vùng đáy biển chưa biết. Chúng tôi không biết độ sâu chính xác là bao nhiêu. Vì vậy, chúng tôi đã phải đặt bổ sung một số cảm biến có thể quan sát phía trước, để dự đoán nguy hiểm. Vì chúng tôi điều khiển con tàu này từ khoảng cách 16.000 km, do đó số liệu cũng như hình ảnh mà chúng ta nhận qua vệ tinh có thể chậm trễ hơn" - ông Ben Simpson cho biết.

Không chỉ dừng lại ở các tàu khảo sát đáy đại dương liên quan đến các hoạt động của núi lửa, trong tương lai, các nhà phát triển dự án tham vọng sẽ thiết kế và sản xuất tàu điều khiển từ xa tương tự cho các hoạt động hàng hải thông thường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại