Tấp nập cảnh người dân đua nhau mua tiền giả, "đốt"… tiền thật

Phương Anh |

Tháng bảy âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn, tháng của những kiêng kỵ. Thị trường trở nên ảm đạm vì tâm lý kiêng mua, giảm bán. Tuy nhiên, với người buôn bán các mặt hàng về tâm linh như vàng mã thì trái ngược, đây luôn là tháng buôn bán nhộn nhịp nhất trong năm.

Tấp nập cảnh người dân đua nhau mua tiền giả, đốt… tiền thật - Ảnh 1.

Phố Hàng Mã được coi là “thủ phủ” đồ cho người cõi âm tại Hà Nội. Những ngày này, các cửa hàng ngập tràn đồ mã từ quần áo, giày dép, máy nghe nhạc, laptop, tivi, tiền vàng…

Tấp nập cảnh người dân đua nhau mua tiền giả, đốt… tiền thật - Ảnh 2.

Đặc biệt, ngày rằm tháng 7 càng đến gần, không khí mua bán ở các cửa hàng cho người cõi âm càng nhộn nhịp.

Tấp nập cảnh người dân đua nhau mua tiền giả, đốt… tiền thật - Ảnh 3.

Nhiều mặt hàng được các tiểu thương đến thu mua mang đi bán lẻ.

Tấp nập cảnh người dân đua nhau mua tiền giả, đốt… tiền thật - Ảnh 4.

Với tâm lý có thờ có thiêng, có kiêng có lành, người dân tìm đến các hoạt động tín ngưỡng, các sản phẩm trừ tà, các sản phẩm tâm linh nhằm cầu bình an cho mình và gia đình.

Tấp nập cảnh người dân đua nhau mua tiền giả, đốt… tiền thật - Ảnh 5.

Theo những người bán hàng tại đây, mặt hàng bán chạy nhất thời gian này là bộ thần linh với giá 120.000 đồng (bao gồm cả ngựa và quần áo) vì nhà nào cũng phải đốt.

Tấp nập cảnh người dân đua nhau mua tiền giả, đốt… tiền thật - Ảnh 6.

Chị Nguyễn Thị Hương, một người bán hàng lâu năm trên phố Hàng Mã cho biết: “Tôi mở bán vàng mã cách đây mấy mươi năm. Vào rằm tháng 7, thần linh sẽ dẫn tất cả các vong trong dòng họ về nhà nên phải đốt ngựa để ông ấy đi, quần áo để ông ấy mặc".

Tấp nập cảnh người dân đua nhau mua tiền giả, đốt… tiền thật - Ảnh 7.

"Bộ thần linh và bộ ông bà tiền chủ - người xây dựng nền móng ngôi nhà mình đầu tiên từ đời này qua đời khác - là bán chạy nhất. Vì những người đó họ mất giỗ từ lâu nên chỉ những ngày này họ mới nhận được quà của những người đang tồn tại trên nền móng nhà của họ” - chị Hương cho biết thêm.

Tấp nập cảnh người dân đua nhau mua tiền giả, đốt… tiền thật - Ảnh 8.

Bà Ngô Nguyệt Nga, một người bán hàng khác chia sẻ: “Năm nay bán ít hơn, không được như ngày xưa nữa. Tuy nhiên quần áo, tiền vàng, ngựa cúng thần linh bán cũng rất chạy. Giá quần áo vàng mã bán trung bình từ 60.000 – 70.000 đồng”.

Tấp nập cảnh người dân đua nhau mua tiền giả, đốt… tiền thật - Ảnh 9.
Tấp nập cảnh người dân đua nhau mua tiền giả, đốt… tiền thật - Ảnh 10.

Quần áo, giày dép, trang sức, đồ dùng cho người cõi âm có giá từ 35.000 - 80.000 đồng/bộ; cặp học sinh, đồ cho trẻ em bán với giá dao động từ 25.000 – 50.000 đồng; Ngựa lớn bán với giá từ 200.000 – 250.000 đồng.

Tấp nập cảnh người dân đua nhau mua tiền giả, đốt… tiền thật - Ảnh 11.

Cách Trung thu hơn một tháng nhưng nhiều mặt hàng đã được bày bán phục vụ ngày đặc biệt này.

Tấp nập cảnh người dân đua nhau mua tiền giả, đốt… tiền thật - Ảnh 12.

Tấp nập cảnh người dân đua nhau mua tiền giả, đốt… tiền thật - Ảnh 13.

Chị Nguyễn Thu Hà (Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy) chia sẻ: “Năm nào cũng thế, cứ đến dịp này, tôi lại đến đây mua đồ vàng mã thắp hương hóa vàng. Người Việt mình thường quan niệm có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Gia đình tôi thường cúng gia tiên và tổ tiên thổ địa thổ công. Chỉ mong gia đình bình an mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi”.

Tấp nập cảnh người dân đua nhau mua tiền giả, đốt… tiền thật - Ảnh 14.

Năm nay, thị trường hàng mã xuất hiện các loại quần áo thời trang được thiết kế tinh xảo như thật, có giá 120.000 - 200.000 đồng/bộ. Những loại ôtô, xe máy, biệt thự đầy đủ tiện nghi bên trong sẽ có giá cao hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại