Tăng 100.000 tỷ đồng từ đầu năm, “viên kim cương gia bảo” của 1 tỷ phú đô la có khả năng vượt Vinhomes vào top 10 công ty đắt giá nhất sàn chứng khoán

Trọng Hiếu |

Vốn hóa của Masan Consumer hiện đã vượt Vingroup, Vinamilk và cũng đang cao hơn gần 50% so với công ty mẹ tối cao là Masan Group.

Cổ phiếu MCH của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) đã chứng kiến đà tăng phi mã kể từ đầu năm. Cụ thể, kết thúc phiên giao ngày 28/6 cổ phiếu này đã đạt mức giá 222.000 đồng/cp, tăng 154% kể từ đầu năm cho tới nay. 

Tăng 100.000 tỷ đồng từ đầu năm, “viên kim cương gia bảo” của 1 tỷ phú đô la có khả năng vượt Vinhomes vào top 10 công ty đắt giá nhất sàn chứng khoán- Ảnh 1.

Với mức giá hiện tại vốn hóa của Masan Consumer đạt khoảng 159.000 tỷ đồng (khoảng 6,2 tỷ USD), tăng 97.000 tỷ đồng so với đầu năm. Như vậy, giá trị thị trường của doanh nghiệp này đã vượt một loạt doanh nghiệp lớn trên sàn như Vingroup, Vinamilk, GVR, ACB, MB... để tiệm cận vị trí top 10 công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường. 

Vốn hóa Masan Consumer cũng đang cao hơn gần 50% so với tập đoàn mẹ (gián tiếp) là CTCP Tập đoàn Masan (MSN).

Triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp thuộc nhóm hàng tiêu dùng trong năm 2024 được hỗ trợ bởi kỳ vọng phục hồi kinh tế và nhu cầu tiêu dùng, cùng với việc Chính phủ thông qua chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT), áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%).

Nhưng sự yêu thích đối với riêng MCH còn đến từ hàng loạt "câu chuyện" mới mà doanh nghiệp tuyên bố sẽ thực thi mạnh mẽ từ năm 2023 đến nay: Chiến lược cao cấp hóa, Go Global và niêm yết trên HOSE.

Tăng 100.000 tỷ đồng từ đầu năm, “viên kim cương gia bảo” của 1 tỷ phú đô la có khả năng vượt Vinhomes vào top 10 công ty đắt giá nhất sàn chứng khoán- Ảnh 2.

Tăng 100.000 tỷ đồng từ đầu năm, “viên kim cương gia bảo” của 1 tỷ phú đô la có khả năng vượt Vinhomes vào top 10 công ty đắt giá nhất sàn chứng khoán- Ảnh 3.

Triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp thuộc nhóm hàng tiêu dùng trong năm 2024 được hỗ trợ bởi kỳ vọng phục hồi kinh tế và nhu cầu tiêu dùng, cùng với việc Chính phủ thông qua chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT), áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%).

Nhưng sự yêu thích đối với riêng MCH còn đến từ hàng loạt "câu chuyện" mới mà doanh nghiệp tuyên bố sẽ thực thi mạnh mẽ từ năm 2023 đến nay: Chiến lược cao cấp hóa, Go Global và niêm yết trên HOSE. 

Theo đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm nay, cổ đông Masan Consumer đã thông qua việc niêm yết toàn bộ cổ phiếu MCH đang lưu hành lên sàn HOSE. Hiện tại, MCH đang giao dịch trên sàn UPCoM. Tài liệu ngày 30/5/2024 của Masan Group tiết lộ việc chuyển sàn lên HOSE của MCH dự kiến thực hiện vào quý 2/2025.

Ngoài ra, kết quả kinh doanh liên tục tăng trưởng trong thời gian qua cũng là một "liều thuốc" giúp vốn hóa của Masan Consumer tăng mạnh từ đầu năm. Cụ thể trong năm 2023 doanh nghiệp này đã lập kỷ lục lợi nhuận mới. 

Đến quý 1/2024, công ty đạt 6.727 tỷ đồng doanh thu và 1.505 tỷ đồng lợi nhuận ròng, lần lượt tăng 7,4% và 31,5% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp tiếp tục tăng lên con số 46,7% - chỉ thấp hơn quý 4/2024 và cao hơn 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tăng 100.000 tỷ đồng từ đầu năm, “viên kim cương gia bảo” của 1 tỷ phú đô la có khả năng vượt Vinhomes vào top 10 công ty đắt giá nhất sàn chứng khoán- Ảnh 4.

Theo đánh giá của công ty chứng khoán SSI, Masan Consumer ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội so với các công ty cùng ngành trong các năm qua (CAGR doanh thu đạt 10% và CAGR LNST đạt 11% trong giai đoạn 2019-2023).

SSI cho rằng đà tăng trưởng này sẽ tiếp tục được duy trì trong 2024-2025 nhờ tiêu dùng phục hồi, hoạt động nghiên cứu tung sản phẩm mới cho thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu. Khả năng cạnh tranh của Masan Consumer nhờ nằm trong hệ sinh thái với Wincommerce sẽ thúc đẩy tăng trưởng của công ty. Biên lợi nhuận gộp được duy trì trên 45% nhờ hoạt động cao cấp hóa sản phẩm.

Tính đến hiện tại, 98% các hộ gia đình ở Việt Nam có ít nhất 1 sản phẩm của Masan Consumer khi công ty này đã xây dựng hệ thống dòng sản phẩm bắt đầu từ nhà bếp, tủ lạnh đến phòng khách, phòng tắm. Trong một thị trường có quy mô khoảng 8 tỷ USD, về cơ bản, Masan Consumer đã phục vụ cơ bản đầy đủ các nhu cầu thiết yếu tại nhà.

Tuy nhiên so với quy mô toàn thị trường FMCG tại Việt Nam lên đến 32 tỷ USD thì thị phần của Masan Consumer chưa đến 5%. Do đó, lãnh đạo của Masan Group định hướng hướng đến thị trường lớn hơn, cao cấp hơn là out-of-home mà mở đầu với dòng sản phẩm lẩu tự sôi, cơm tự chín mang thương hiệu OMACHI.

Với chiến lược "Go Global", Masan Consumer đặt mục tiêu xuất khẩu ra thị trường toàn cầu 8 tỷ dân. Bước đầu với dòng sản phẩm CHIN-SU đã đạt được thành công trên các sàn thương mại lớn như Amazon (Mỹ), Coupang (Hàn Quốc), đặt mục tiêu doanh thu quốc tế chiếm từ 10-20% tổng doanh thu.

Bước vào những thị trường lớn hơn, Masan Consumer được kỳ vọng tăng trưởng doanh thu lớn hơn. Đi kèm, công ty cũng cho biết biên lợi nhuận ngày càng cải thiện nhờ cơ cấu ngành hàng có biên lợi nhuận tốt và xu hướng giảm giá nguyên vật liệu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại