Nhân vật Tần Thủy Hoàng trên phim ảnh. Hình ảnh: Internet
Trong suốt chiều dài lịch sử, Tần Thủy Hoàng được biết đến với tiếng tăm khuynh đảo thiên hạ, và là người tạo ra triều đại phong kiến thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Thành tựu của ông đã được lưu truyền mãi về sau.
Bên cạnh những cuộc thảo luận sôi nổi về công lao và bản lĩnh của Tần Thủy Hoàng, cái chết của ông vẫn luôn là một bí ẩn chưa được giải đáp. Tần Thủy Hoàng chết như thế nào? Ông mắc bệnh gì? Tất cả những điều này đều không có nhiều ghi chép rõ ràng trong sử sách.
Mặc dù không có tư liệu lịch sử cụ thể, nhưng một số nhà khoa học đã tìm ra những manh mối đáng kể. Theo nhiều tư liệu còn sót lại, các nhà sử học tin rằng Tần Thủy Hoàng mắc nhiều loại bệnh và điều đó cũng góp phần khiến vị hoàng đế này "đoản thọ".
Tần Thủy Hoàng bị viêm phế quản
Có ghi chép về việc Ngụy Liệu Tử miêu tả ngoại hình của Tần Thủy Hoàng: "Vua Tần là người có mắt dài như ông, giọng nói như chim".
Trong đoạn này, manh mối chính là "giọng nói như chim". Trong y học hiện đại, nó còn có tên gọi khác là ngực ức gà. Đây là một bệnh do thiếu chất dinh dưỡng như phốt pho, canxi và vitamin. Đặc trưng của dị tật này là xương ức và các xương sườn nhô ra trước.
Lý giải cho căn bệnh này, các chuyên gia cho rằng rất có thể nguyên nhân là do tuổi thơ khốn khó của ông. Vị vua Tần lừng lẫy thực ra đã trải qua những năm tháng loạn lạc từ khi còn nhỏ. Ông và mẹ của mình đã phải lang bạt nhiều nơi, ăn bữa hôm nay chưa biết ngày mai.
Trong suốt những ngày còn nhỏ, Tần Thủy Hoàng không chỉ thiếu ăn, thiếu mặc mà còn thường xuyên bị đe dọa và chế giễu. Do chế độ ăn không đủ dinh dưỡng nên khi lớn lên ông đã mắc bệnh ngực ức gà. Trong y học, căn bệnh này thường đi kèm viêm phế quản. Vì vậy khả năng Tần Thủy Hoàng bị viêm phế quản là rất lớn.
Tần Thủy Hoàng làm việc quá sức
Sinh thời, vua Tân đã bôn ba nhiều nơi. Hình ảnh: Read01
Theo ghi chép của "Sử ký", thì mọi việc trên đời, dù lớn hay nhỏ, từ trên xuống dưới đều qua tay vua Tần xử lý. Vì vậy, Tần Thủy Hoàng thường xuyên thức đêm để xử lý công việc.
Một tư liệu khác cho biết, các văn bản chính thức cần duyệt mỗi ngày có hơn 300.000 ký tự. Do đó, cường độ làm việc của Tần Thủy Hoàng có thể được mô tả là vô cùng "đồ sộ".
Hơn nữa, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, ông còn tiến hành 5 chuyến du ngoạn quy mô lớn, dấu chân của ông đã đặt đến hầu khắp các ngõ ngách của Trung Quốc. Khối lượng công việc lớn cộng với chuyến đi thuyền dài ngày có thể khiến ông mắc cao huyết áp, xơ cứng động mạch và nhiều bệnh khác.
Tần Thủy Hoàng nhiễm độc do thuốc trường sinh
Ngoài hai nguyên nhân trên, các học giả còn cho rằng Tần Thủy Hoàng còn mắc một chứng bệnh thứ ba, đó là 'cung trung độc'.
Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, ông đã tìm kiếm loại thuốc trường sinh bất tử. Theo ghi chép lịch sử, ông đã chi không ít tiền bạc và công sức để tìm người chế ra loại thuốc này. Đáng tiếc, ông đã bị lừa gạt.
Tần Vương đã dày công đi tìm loại thuốc trường sinh. Hình ảnh: Sohu
Loại thuốc mà Tần Thủy Hoàng uống có chứa một lượng lớn thủy ngân. Ngoài thủy ngân, nó còn có các kim loại nặng khác. Có thể thấy, việc sử dụng 'tiên dược' lâu dài của Tần Thủy Hoàng đã ngấm ngầm giết chết vị vua này.
Vào thời phong kiến Trung Quốc, vô số hoàng đế đột ngột qua đời sau khi ăn thuốc tiên. Ví dụ, Đường Mục Tông băng hà ở tuổi 30 khi ông uống thuốc trường sinh vào thời nhà Đường, nguyên nhân là vì mất máu quá nhiều. Hoàng đế Ung Chính cũng qua đời ở tuổi 58 khi thử một loại tiên dược.
Tóm lại, theo các học giả, nguyên nhân gây ra cái chết của Tần Thủy Hoàng bao gồm bệnh viêm phế quản, làm việc quá sức và thói quen uống thuốc trường sinh trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những suy luận của các chuyên gia thông qua tư liệu và sử sách. Do chưa thể trực tiếp nghiên cứu trên hài cốt của Tần Thủy Hoàng, nên những suy luận này vẫn chưa được chứng thực.
Các chuyên gia hy vọng trong tương lai có thể tìm được bằng chứng chính xác để khẳng định những quan điểm này.