Tâm sự của 2 người phụ nữ đổ vỡ và 'cảnh giới' không phải ai cũng có được

VV |

Donald Winnicott từng nói: 'Khả năng ở một mình là dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy sự trưởng thành về mặt cảm xúc của một người'.

01

Trong 1 quán café Thanh và Trúc ngồi tâm sự đủ thứ chuyện: công việc, cuộc sống và cả tình yêu.

Thanh là cô gái có hoàn cảnh khá đặc biệt. Bố mẹ cô ly hôn từ khi cô 8 tuổi. Thanh ở với mẹ và mẹ cô cũng nói không bao giờ tái hôn vì sợ cô thiệt thòi, thiếu thốn.

Thanh học cách mạnh mẽ và tự lập, cô muốn thay bố yêu thương mẹ nhiều hơn nữa. Từ khi đi học đến lúc có công việc ổn định ai cũng ngưỡng mộ nghị lực và sự mạnh mẽ của Thanh.

Ngày Thanh kết thúc mối tình đầu, anh ta chủ động chia tay với lý do: "Anh cảm thấy mình nhạt nhòa và chẳng có ý nghĩa gì với cuộc đời em".

Tâm sự của 2 người phụ nữ đổ vỡ và cảnh giới không phải ai cũng có được - Ảnh 1.

Tranh minh họa

Ngày kết thúc mối tình thứ hai, anh ta cũng chủ động chia tay vì: "Em làm anh ngột ngạt, em chăm sóc, kiểm soát anh như thể anh là con trai em vậy".

Ngày kết thúc mối tình thứ ba, mọi thứ vẫn lặp lại, người đàn ông ấy nói Thanh chỉ coi anh ta là vật lấp chỗ trống, che giấu sự cô đơn và yếu đuối thẳm sâu tâm hồn cô. Rồi sau đó là rất nhiều mối tình chẳng đâu với đâu, đến giờ đây cô làm mẹ đơn thân khi kết hôn được 6 tháng đã bỏ chồng.

Trúc thì may mắn hơn, nhà cô nghèo nhưng được lớn lên trong môi trường đầy tình yêu thương, đùm bọc. Trúc cũng phải tự lập sớm, tự bươn chải nhưng cô sống tích cực lạc quan và không bao giờ tìm cái này che giấu đi cái khác chỉ vì không thể đối mặt.

30 tuổi, trải qua vài mối tình nhưng cô chưa bao giờ hằn học, hận đàn ông hoặc nghĩ mình phải "chạy chỉ tiêu" lấy chồng.

Trúc đã nói với Thanh: Đôi khi cô đơn và tự do nó chỉ cách nhau 1 sợi chỉ. Người coi cô đơn là cô độc, cô quạnh, họ chỉ muốn bấu víu vào ai đó để lấp nỗi trống trải trong lòng họ, không cần biết mối quan hệ ấy có giá trị hay không. Còn người coi cô đơn là tự do, họ sẽ tận hưởng và tận dụng sự "cô đơn" này một cách tích cực và ý nghĩa.

02

Có thể bạn nghĩ cô đơn là sự chịu đựng nhưng với nhiều người cô đơn lại là một cách tận hưởng - khả năng mà không phải ai cũng có thể rèn luyện được.

Tại sao một số người có thể tận hưởng sự cô đơn? Và một số người sẽ rất khổ sở nếu họ bị người thân rời bỏ?

Thực ra một người có khả năng "tận hưởng" sự cô đơn hay không, liên quan rất nhiều đến sự đồng hành của gia đình và người thân.

Nếu người đàn ông bên cạnh có thể đáp ứng nhu cầu của chúng ta một cách kịp thời và thường xuyên, điều đó sẽ mang lại cho phụ nữ trải nghiệm cảm xúc tích cực. Khi trải nghiệm thoải mái này được lặp đi lặp lại liên tục, dần dần, trong lòng chúng ta sẽ có một sự "thỏa mãn sinh tồn".

Đây là lý do tại sao một số người có thể ở một mình mà không sợ cô đơn và trầm cảm. Đó chính là bởi "số" năng lượng của "sự hài lòng sinh tồn" bên trong của họ là rất cao.

Khi không có người khác đồng hành, họ có thể tự chủ về tinh thần và tình cảm.

Tâm sự của 2 người phụ nữ đổ vỡ và cảnh giới không phải ai cũng có được - Ảnh 2.

Tranh minh họa

Ngược lại, giống như Thanh, từ nhỏ thường xuyên một mình, tuy rằng bề ngoài độc lập nhưng thực ra trong lòng lại cảm thấy rất trống trải. Vì thiếu "sự thỏa mãn sinh tồn", những người phụ nữ như Thanh sẽ luôn cần dựa vào người khác để đáp ứng sự thiếu hụt tình cảm.

Vì vậy, nếu một người quen ở một mình từ nhỏ, đời sống tình cảm độc lập không có nghĩa là người đó có thể phát triển khả năng vượt qua sự cô đơn. Sống một mình lâu dài không liên quan gì đến việc bạn có sợ cô đơn hay không.

03

Không có người yêu, chia tay, ly hôn hay bất cứ trạng thái độc thân nào, chỉ cần chúng ta tiếp tục sống tốt, tinh thần của chúng ta có thể được cải thiện tích cực. Nhà tâm lý học nổi tiếng người Anh Donald Winnicott từng nói: "Khả năng ở một mình là dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy sự trưởng thành về mặt cảm xúc của một người".

Có rất nhiều cô gái bước vào 1 mối quan hệ với mong muốn kiểm soát đối phương chặt chẽ. Mỗi lần rơi vào tình yêu, bạn không thể tách anh ấy ra, lúc nào cũng muốn bên nhau không rời. Những người như vậy dù có đáng yêu mấy cũng khiến người bên cạnh cảm thấy sợ khi ở cùng lâu dài.

Giới hạn thành công nhất là khi không có ai đồng hành, bạn cũng không cảm thấy buồn chán hay trống trải mà tự mình tận hưởng. Nếu đạt được đến "cảnh giới ấy", không có cuộc chia tay nào là đáng sợ đối với bạn.

Chúng ta vượt qua sự cô đơn không phải để tỏ ra mạnh mẽ mà để hoàn chỉnh bản thân hòa vào bức tranh muôn màu của cuộc đời này.

Trong nhịp sống hối hả của những năm tháng bình thường, dù chỉ có một mình, bạn cũng có thể có những khoảnh khắc quý giá làm tươi mới tâm hồn mình ở bất cứ giai đoạn nào.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại