Tam quốc diễn nghĩa: Chấn động Triệu Vân thua chạy trước một tướng Tào

Quốc Tiệp |

Triệu Vân (?-229), tự Tử Long, sinh tại huyện Chân Định thuộc quận Thường Sơn, nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, Triệu Vân là người có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược, được đánh giá là bậc hổ tướng trí dũng song toàn và là một trong số những nhân vật góp công không nhỏ vào sự thành lập của nhà Thục Hán.

Tam quốc diễn nghĩa: Chấn động Triệu Vân thua chạy trước một tướng Tào - Ảnh 1.

Triệu Vân từng một mình phá vòng vây quân Tào. (Ảnh phim Tam quốc diễn nghĩa 2010).

Trong tiểu thuyết chương hồi Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung mô tả Triệu Vân: "Cao tám thước, mắt rồng, mày rậm, má bầu, mặt rộng, sống mũi diều hâu, lưng sói, tay vượn, bụng beo, cưỡi Bạch Long mã, uy phong lẫm liệt".

Với tài thương thuật của mình, Triệu Vân có thể dũng mãnh tả xung hữu đột, giành được chiến thắng trong vòng vây kẻ địch, ngay cả 10 dũng tướng của Tào Tháo cũng không địch nổi một mình Triệu Vân. Ông được Lưu Bị ngợi khen như là một vị võ tướng dũng khí có thừa. Người đời sau gọi ông là "chiến thần" bất bại.

Tuy nhiên, trong Tam quốc diễn nghĩa có một 1 lần nhắc đến việc Triệu Vân bỏ chạy khi giao đấu với tướng địch. Cụ thể, sau khi về làm quân sư cho Lưu Bị, Gia Cát Lượng bắt tay ngay vào xây dựng lực lượng ở Tân Dã. Tào Tháo nghe tin, điều đại tướng Hạ Hầu Đôn dẫn 10 vạn đại quân đi đánh Tân Dã. Lưu Bị giao quyền điều binh cho Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng cho quân mai phục chuẩn bị mọi thứ để tiêu diệt quân Tào tại Bác Vọng Ba.

Tam quốc diễn nghĩa: Chấn động Triệu Vân thua chạy trước một tướng Tào - Ảnh 3.

Tạo hình Gia Cát Lượng trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Gia Cát Lượng sai Trương Phi và Quan Vũ phục kích 2 bên sườn gò Bác Vọng Ba, chuẩn bị đầy đủ mồi lửa sẵn sàng thiêu cháy quân Tào khi có hiệu lệnh. Cũng theo kế này Gia Cát Lượng cho Triệu Vân và Lưu Bị đi dụ địch, chỉ được thua không được thắng. Lần đầu tiên Triệu Vân ra đánh, thua chạy nhưng Hạ Hầu Đôn không dám truy kích theo vì sợ gặp mai phục.

Nhưng một lúc sau lại có toán quân xông ra, lần này đích thân Lưu Bị xuất đầu lộ diện. Lưu Bị khi giao đấu với Hạ Hầu Đôn đã làm theo đúng kế của quân sư Gia Cát Lượng, nên Lưu Bị giả thua bỏ chạy thục mạng, vì cơ hội chém đầu Lưu Bị đã rất gần trong tầm tay rồi, Hạ Hầu Đôn và các tướng lĩnh dưới trướng bèn thúc ngựa đuổi theo và trúng kế của Gia Cát Lượng.

Từ tình tiết này cho thấy, việc Triệu Vân thua chạy trước Hạ Hầu Đôn chỉ là kế sách để dụ địch, còn thực tế nếu để Triệu Vân và Hạ Hầu Đông giao đấu song phẳng thì không biết ai sẽ hơn ai vì cả hai đều là những hổ tướng có võ nghệ và sức mạnh hơn người.

Tam quốc diễn nghĩa: Chấn động Triệu Vân thua chạy trước một tướng Tào - Ảnh 5.

Hạ Hầu Đôn cũng là một trong những tướng trung thành với Tào Tháo, góp công trong những trận đánh với Lưu Bị, Tôn Quyền, Lã Bố. (Ảnh phim Tam quốc diễn nghĩa 2010).

Hạ Hầu Đôn (? –220), tự là Nguyên Nhượng là công thần khai quốc nhà Tào Ngụy thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người Tiêu Quận, nước Bái, là đồng hương và là bạn chí cốt của Tào Tháo.

Năm 190, Tào Tháo tập hợp lực lượng đánh Đổng Trác, Hạ Hầu Đôn cùng em họ là Hạ Hầu Uyên dẫn 1000 quân đến giúp Tào Tháo. Sau đó, liên quân đánh Đổng Trác tan rã, Hạ Hầu Đôn và Hạ Hầu Uyên giúp Tào Tháo tăng cường lực lượng và mở rộng lãnh thổ.

Hạ Hầu Đôn là một người tính tình chính trực nhưng nóng nảy, tử tế và trung thành với bạn bè và gia đình , không khoan nhượng đối với kẻ thù. Ông được coi là Hữu tướng quân của Tào Tháo, được phép đi chung xe ngựa là một vinh dự mà ngay cả cận vệ của Tào Tháo là Điển Vi và Hứa Chử cũng không có. Hạ Hầu Đôn rất được Tào Tháo tín nhiệm, thường đảm nhận tiên phong, dẫn đầu đội quân xông pha trận mạc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại