Trong Tây du ký Tôn Ngộ Không là một con khỉ được sinh ra từ một hòn đá, sau đó Ngộ Không theo Bồ Đề Tổ Sư học Đạo pháp, được truyền 72 phép Địa sát và Cân đẩu vân nên đã đạt những quyền năng phép thuật siêu nhiên.
Tôn Ngộ Không là một trong những nhân vật chính của tiểu thuyết Tây du ký.
Ở thời kỳ đỉnh cao, Tôn Ngộ Không từng đại náo Long cung, sửa sổ sinh tử - đại náo Địa phủ và đỉnh điểm là đại náo Thiên đình.
Trong cuộc đại náo Thiên đình Ngộ Không đã liên tiếp đánh lui 10 vạn thiên binh, tứ đại thiên vương, Na Tra khi đó Tôn Ngộ Không đã ngông cuồng muốn thay thế Ngọc Hoàng làm chủ Tam giới, thách thức Phật Tổ Như Lai nên chịu cảnh giam cầm 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn, chờ ngày Đường Tam Tạng đi ngang giải cứu rồi phò tá ông đến Tây Thiên xem như chuộc lỗi.
Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không dù pháp lực cao cường không sợ trời không sợ đất. Nhưng Ngộ Không vẫn có một điểm yếu đó là sợ thủy chiến. Sợ thủy chiến chứ không phải sợ nước.
Tôn Ngộ Không lên trời xuống đất không sợ nhưng lại sợ thủy chiến.
Mỗi lần tới kiếp nạn mà phải chiến đấu dưới nước, Tôn Ngộ Không đều phải nói lời thật lòng với các sư đệ mình rằng: "Hiền đệ! Chuyện này nói thật, ta không giỏi chiến đấu dưới nước. Mỗi khi xuống nước đều phải niệm Tị thủy chú, hoặc phải biến thành hình dạng cá, cua mới có thể đi được, như vậy sao có thể đánh nhau với yêu quái".
Khi thu phục Bạch Long Mã là do Tôn Ngộ Không lấy gậy như ý khuấy trộn nước trong hồ để ép nó ra, thu phục Sa Tăng cũng là bảo Trư Bát Giới xuống nước, trận chiến ở sông Thông Thiên cũng là Trư Bát Giới xuống nước dụ Linh Cảm đại vương lên bờ, lúc đánh nhau với Cửu Đầu Trùng cũng phải dùng kế dụ Cửu Đầu Trùng lên bờ, mới bị Nhị Lang Thần bắn chết.
Dù thần thông quảng đại, tự xưng Tề Thiên Đại Thánh nhưng gặp phải thủy chiến thì Ngộ Không đã phải thừa nhận khuyết điểm. Đủ để thấy Tôn Ngộ Không rất e ngại khi phải xuống nước giao chiến.
Trong thế giới Tây du ký của Ngô Thừa Ân tồn tại quy luật vạn vật tương sinh tương khắc, thiên ngoại hữu thiên. Nên nếu giải thích từ Ngũ Hành thì mặc dù Tôn Ngộ Không là khỉ nhưng là một con khỉ đá. Đá xuống nước thì sẽ chìm. Hơn nữa khi bị luyện trong lò bát quái lại mang thuộc tính của lửa, tự nhiên sẽ khắc nhau với nước.
Mỗi lần cần chiến đấu với yêu quái dưới nước, Tôn Ngộ Không đều bảo hai sư đệ ra trận.
Cũng có giả thuyết cho rằng Ngộ Không học nghề chưa thông. Còn nhớ, khi Tôn Ngộ Không đến gặp Bồ Đề Tổ Sư vào nửa đêm canh 3, Bồ Đề đã hỏi "công pháp thiên hạ nhiều vô kể, con muốn học loại nào?". Sau đó, cứ mỗi môn pháp Bồ Đề Tổ Sư nói ra, Ngộ Không lại hỏi "loại này có trường sinh bất lão không?".
Tuy không dạy thuật trường sinh bất lão, nhưng Bồ Đề lại dạy cho Ngộ Không thuật 72 phép Địa sát và Cân đẩu vân, giúp Ngộ Không có thể thoát được tam tai và không bị thần tiên yêu quái bắt nạt.
Đến khi chuẩn bị học cách chiến đấu dưới nước thì Tôn Ngộ Không lại gây họa. Ngộ Không đã làm trái lời sư phụ, tự ý biểu diễn phép biến hóa trước mặt sư huynh đệ đồng môn, khiến Bồ Đề Tổ Sư vô cùng tức giận nên đã lập tức đuổi Ngộ Không xuống núi.
Chính vì vậy, Tôn Ngộ Không thủy chiến không thạo là do chưa được sư phụ chỉ dạy, học nghề chưa đến nơi đến chốn đã bị đuổi đi.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến nói rằng Tôn Ngộ Không vẫn thủy chiến tốt. Minh chứng là việc Ngộ Không xuống Long cung tìm binh khí và lấy gậy Như ý dễ như trở bàn tay. Vậy tại sao đã từng đại náo Long cung Ngộ Không còn sợ thủy chiến?
Để trả lời câu hỏi trên mời độc giả đón đọc trong phần tiếp theo.