Tại sao máy bay lại chả hề hấn gì khi bị sét đánh, đằng sau đó là một công nghệ vô cùng đặc biệt

Duy Huỳnh |

Để có thể hoạt động tiếp tục trước luồng điện mạnh đến hàng tỷ joules, tương đương với một phần tư tấn thuốc nổ, máy bay cần được trang bị một lớp vỏ đặc biệt để chống sét.

Với việc bầu trời ngày càng có nhiều máy bay qua lại trên khu vực thời tiết khác nhau, sét đánh trúng máy bay là việc không thể nào tránh khỏi. Tuy nhiên, sẽ không có gì nghiêm trọng xảy ra vì hầu hết máy bay hiện nay đều được thiết kế để bảo vệ trước tác động của sét.

Tại sao máy bay lại chả hề hấn gì khi bị sét đánh, đằng sau đó là một công nghệ vô cùng đặc biệt - Ảnh 1.

Một đại diện của hãng hàng không Wow Air tiết lộ, việc các máy bay bị sét đánh là chuyện bình thường. Tuy nhiên để có thể hoạt động tiếp tục trước luồng điện mạnh đến hàng tỷ joules, tương đương với một phần tư tấn thuốc nổ TNT, máy bay cần được trang bị một lớp vỏ đặc biệt.

“Lớp vỏ đặc biệt này được trang bị bên ngoài cabin và nội thất máy bay được thiết kế để truyền điện nhưng cũng giúp cách ly dòng điện với phi hành đoàn, hành khách và các thiết bị điện tử bên trong”, Chris Hammond, một phi công nghỉ hưu và là thành viên Hiệp hội Phi công Hàng không Anh quốc (Balpa) cho biết.

Tại sao máy bay lại chả hề hấn gì khi bị sét đánh, đằng sau đó là một công nghệ vô cùng đặc biệt - Ảnh 2.

Một chiếc máy bay phải hạ cánh gấp sau khi bị sét đánh.

Để tránh các tác động xấu nhất có thể xảy ra, người ta sẽ chế tạo lớp vỏ máy bay chủ yếu bằng nhôm, một dạng vật liệu dẫn điện tốt. Với thiết kế không khe hở trên đường dẫn điện, dòng điện sẽ chỉ chạy dọc qua lớp vỏ ngoài máy bay mà không ảnh hưởng bên trong.

Phi cơ hiện đại được chế tạo từ vật liệu composite tiên tiến, giúp cơ bản giảm nguy cơ dẫn điện và còn được phủ thêm một lớp lót bằng sợi hoặc màng dẫn điện. Nhờ thiết kế này, cấu trúc bên ngoài máy bay và các bộ phận nhạy cảm bên trong như hệ thống nhiên liệu hoàn toàn không bị ảnh hưởng khi bị sét đánh.

Tại sao máy bay lại chả hề hấn gì khi bị sét đánh, đằng sau đó là một công nghệ vô cùng đặc biệt - Ảnh 3.

Hiện nay, giải pháp bảo vệ máy bay còn bao gồm đường dây dẫn dài hàng km, thiết bị, máy tính và bộ phận kiểm soát khác. Các bộ phận của hệ thống bảo vệ này phải được xác nhận của nơi sản xuất, theo tiêu chuẩn của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) hoặc các cơ quan tương tự ở từng quốc gia.

Ngoài ra, hệ thống nhiên liệu gồm khoang chứa, ống dẫn, đường cấp, nắp đậy cũng được thiết kế và chế tạo đặc biệt để không một tia lửa nhỏ nào có thể bùng phát trong trường hợp bị sét đánh trúng.

Lịch sử hàng không đã từng ghi nhận một chiếc máy bay thương mại rơi vì liên quan trực tiếp đến sét là vào năm 1967, khi sét đánh gây nổ khoang chứa nhiên liệu. Kể từ thời điểm đó, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động và ảnh hưởng của sét đối với máy bay, các công nghệ bảo vệ được cải thiện theo thời gian.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại