Tại sao dơi thích ngủ lộn ngược?

ĐỨC KHƯƠNG |

Có thể nói dơi là loại động vật có vú đặc biệt nhất trên hành tinh của chúng ta, chúng không chỉ là loài động vật có vú duy nhất biết bay mà còn là loài duy nhất ngủ lộn ngược.

Khi treo ngược người trong vài phút, huyết áp của bạn sẽ tăng lên, nhịp tim của bạn cũng chậm lại, đồng thời nhãn áp của bạn cũng tăng lên và khi treo ngược người quá lâu, bạn có thể sẽ gặp nguy hiểm, thậm chí là phải bỏ mạng. Nhưng loài dơi thì lại hoàn toàn khác, chúng có thể ngủ lộn ngược cả ngày, hoặc thậm chí cả mùa đông. Vậy tại sao dơi lại ngủ như vậy mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì?

Tại sao dơi thích ngủ lộn ngược? - Ảnh 1.

Mặc dù chúng đều có thể bay, nhưng dơi khác với chim và côn trùng bay ở chỗ chúng không có lực nâng để cất cánh từ mặt đất. Các cơ quan bay của dơi là một lớp màng mỏng và có lông được hỗ trợ bởi các chi trước, gọi là tay cánh, sức mạnh của nó kém xa so với cánh đầy cơ và lông của loài chim. Mặt khác, trọng lượng tương đối của dơi cũng lớn hơn chim, xương chim rỗng, trong khi dơi vốn là dã thú thì không.

Một số loài côn trùng bay có chân sau phát triển tốt và có thể bật nhảy từ mặt đất lên cao, đây cũng là một cách để cất cánh. Còn các loài dơi có chân sau rất nhỏ và không thể chạy hoặc nhảy để có thể cất cánh như côn trùng.

Khi chúng ta đến gần các loài chim hoặc côn trùng bay trên mặt đất, chúng có thể ngay lập tức bay lên trời và trốn thoát, nhưng nếu một con dơi bị rơi xuống mặt đất, khi gặp nguy hiểm, nó chỉ có thể bò trên mặt đất bằng tứ chi và không thể bay lên được.

Tại sao dơi thích ngủ lộn ngược? - Ảnh 3.

Vì vậy, đối với loài dơi, cách tốt nhất để có thể bay là đậu ở nơi cao và lợi dụng việc rơi tự do để cất cánh.

Bàn tay của chúng ta có các cơ gấp và cơ duỗi. Các cơ được kết nối với xương thông qua quá trình aponeurosis và kéo xương để di chuyển. Khi chúng ta giữ chặt vật gì đó bằng cả hai tay, cơ gấp co lại và cơ duỗi sẽ giãn ra; khi buông tay thì ngược lại, cơ duỗi sẽ co lại và cơ gấp giãn ra.

Đối với chân động vật cũng vậy. Khi một con chim ngồi xổm trên cây, các cơ gấp của bàn chân co lại, khóa chặt nó vào cành cây. Nhưng cơ chân sau của dơi rất kém phát triển và không thể làm được điều này.

Tại sao dơi thích ngủ lộn ngược? - Ảnh 5.

Kết quả là, các cơ gấp của bàn chân dơi bị thoái hóa, và một đầu của aponeurosis tương ứng được kết nối với các phalanges, đầu kia được kết nối trực tiếp với phần trên của cơ thể. Khi con dơi treo ngược, trọng lực sẽ thay thế lực kéo cơ, làm căng gân, móng dơi được nắm chặt ở nơi cao. Khi một con dơi muốn bay, tất cả những gì nó cần làm là "buông tay" và nó có thể rơi vào tình trạng bay một cách tự nhiên. Do đó, khi con dơi bị treo ngược, các cơ của nó ở trạng thái thả lỏng, thoải mái như chúng ta đang nằm trên giường.

Tại sao dơi thích ngủ lộn ngược? - Ảnh 6.

Thiết kế hỗ trợ trọng lực này tiết kiệm sức lực hơn nhiều so với thiết kế chống trọng lực của các loài chim. Việc treo ngược mình trên cao giúp dơi có vị trí lý tưởng để cất cánh và có thể sải cánh bay đi bất cứ lúc nào.

Nhiều tác phẩm miêu tả dơi ngủ thành đàn trong hang vào ban ngày. Thực tế, chúng có thể treo ngược người ở gác xép, mái hiên, hốc cầu, cây rỗng và những nơi khác có thể bắt được chúng. Trên thực tế, dơi không chỉ ngủ lộn ngược mà còn cho đàn con ăn trong tư thế lộn ngược. Điều kỳ lạ hơn nữa là nó còn đại tiện khi đang treo ngược người, phân của nó chỉ to bằng hạt gạo, trực tiếp kéo ra và rơi xuống đất mà không làm bẩn cơ thể.

Tại sao dơi thích ngủ lộn ngược? - Ảnh 8.

Nếu cơ thể con người bị lộn ngược, một lượng lớn máu sẽ đọng lại ở đầu và không thể trở về tim, gây ra cảm giác khó chịu. Khi chúng ta đứng và đi lại bình thường, máu sẽ không bị lưu lại ở các chi, điều này là do trong tĩnh mạch của các chi có các van tĩnh mạch (có nhiệm vụ đưa máu về tim), chỉ cho phép máu bơm từ dưới lên trên.

Thế nhưng loài dơi không có cấu trúc tương tự như van tĩnh mạch trong mạch máu, nhưng cơ thành tĩnh mạch của nó lại rất khỏe và có thể co bóp nhịp nhàng. Máu tĩnh mạch của hầu hết các loài động vật có vú, bao gồm cả của chúng ta đều chảy một cách thụ động, nhưng dơi có thể chủ động làm co mạch máu và thúc đẩy lưu lượng máu trở về tim.

Tại sao dơi thích ngủ lộn ngược? - Ảnh 9.

Ngoài ra, để hỗ trợ lượng lớn oxy cần thiết khi bay, dơi có một trái tim đặc biệt phát triển, lớn gấp 3 lần các loài động vật có vú cùng kích thước khác và có khả năng vận chuyển máu cao hơn. Tâm nhĩ phải của nó rất lớn, khi tâm nhĩ phải giãn ra, nó có thể bơm rất nhiều máu tĩnh mạch.

Dơi đi vào trạng thái không hoạt động vào mùa đông, nhiệt độ cơ thể và tỷ lệ trao đổi chất của chúng giảm xuống. Nhiệt độ cơ thể giảm từ trên 40 độ C ở trạng thái hoạt động xuống hơn 6 độ C và tiêu thụ năng lượng giảm từ 50 đến 99%. Ở trạng thái không hoạt động này, cơ thể chúng không cần nhiều oxy, và nhịp tim giảm từ 1.100 nhịp/phút khi bay xuống còn 4 nhịp/phút.

Cuối cùng, so với con người, dơi quá nhỏ. Loài nhỏ nhất chỉ nặng 2 - 2,6 gram, và loài dơi lớn nhất cũng chỉ nặng chỉ 1,6 kg. Lực hấp dẫn tác động lên cơ thể chúng không đủ để ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, và khả năng bơm máu của tim và tĩnh mạch của chúng đủ khả năng để chống lại trọng lực. Bởi vậy loài dơi có thể thoải mái treo ngược mình mà không hề gặp phải bất cứ vấn đề gì.

Tại sao dơi thích ngủ lộn ngược? - Ảnh 11.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại