Tại sao đang đi vệ sinh mà bồn bên cạnh vẫn tự động xả nước mà không có người dùng?

Đức Khương |

Đã bao giờ bạn đi vào nhà vệ sinh và tự hỏi tại sao khi chúng ta đi vệ sinh, thậm chí là với những bồn cầu không có người dùng, chúng vẫn tự động xả nước chưa?

Trên thực tế, bộ xả bồn tự động sử dụng cảm biến hồng ngoại chủ động, hay cụ thể hơn là nó sử dụng sự phát và tiếp nhận các chùm tia hồng ngoại để phát hiện sự hiện diện và chuyển động của các vật thể hoặc người trong phạm vi phát hiện của chúng. 

Khi cảm biến phát hiện cơ thể, nó sẽ đi vào trạng thái sẵn sàng hoạt động. Khi mọi người rời đi, nó sẽ tự động xả nước. Một số mô hình còn đi kèm với chế độ tiết kiệm nước: 4 giây mỗi lần xả nếu thời gian sử dụng dưới 1 phút và 9 giây cho mỗi lần xả nếu thời gian sử dụng hơn 1 phút.

Trước khi giới thiệu cách thức hoạt động của nhà vệ sinh tự động, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu xem nó có những bộ phận gì. Sau đó, bạn sẽ biết nó hoạt động như thế nào một cách dễ dàng hơn.

1. Cảm biến hồng ngoại

Tại sao đang đi vệ sinh mà bồn bên cạnh vẫn tự động xả nước mà không có người dùng? - Ảnh 1.
Tại sao đang đi vệ sinh mà bồn bên cạnh vẫn tự động xả nước mà không có người dùng? - Ảnh 2.

Là bộ phận quan trọng trong quá trình xả nước của nhà vệ sinh tự động, cảm biến giống như một con mắt để phát hiện chuyển động của đồ vật hoặc con người. Công việc của nó là thông báo cho van khi nào bắt đầu hoặc dừng dòng chảy dựa trên sự hiện diện hoặc chuyển động của các đồ vật, con người. Có hai đèn LED hồng ngoại bên trong cảm biến, một đèn LED phát ra chùm tia hồng ngoại và một đèn LED nhận chùm tia hồng ngoại.

Thông thường, mắt cảm biến được đặt trên mặt kim loại. Phần lớn đĩa được làm bằng thép không gỉ, một số có thể sử dụng chất liệu nhựa đối với những loại rẻ tiền hơn.

Đối với một số loại bồn cầu, cảm biến còn được tích hợp bên trong van xả.

2. Van điện tử

Tại sao đang đi vệ sinh mà bồn bên cạnh vẫn tự động xả nước mà không có người dùng? - Ảnh 3.

Là bộ phận quan trọng của bồn cầu tự động xả nước, hay còn gọi là thiết bị đo độ ẩm, van giống như một công tắc đóng mở dòng nước. Khi nhận được tín hiệu từ cảm biến, nó sẽ mở hoặc đóng dòng nước.

Các van điều khiển dòng nước bằng cách sử dụng một đĩa giống như cao su. Khi không có tín hiệu, van đóng, nghĩa là không có dòng nước qua van. Sự hiện diện của chuyển động cơ thể sẽ gửi một tín hiệu tích cực đến điện từ khiến nó kéo van mở để nước chảy.

3. Nguồn điện

Tại sao đang đi vệ sinh mà bồn bên cạnh vẫn tự động xả nước mà không có người dùng? - Ảnh 5.
Tại sao đang đi vệ sinh mà bồn bên cạnh vẫn tự động xả nước mà không có người dùng? - Ảnh 6.

Thông thường có ba loại, pin DC, nguồn điện AC và loại AC / DC kết hợp.

Loại hoạt động bằng pin DC, thường là pin kiềm 6V 4xAA hoặc 3V 2XAA. Việc thay thế pin rất dễ dàng, chỉ cần mở nắp hộp pin và đặt pin kiềm mới vào hộp.

Bộ chuyển đổi AC là loại một bên có phích cắm điện và một bên có đầu nối chống thấm nước kết nối với cảm biến hoặc hộp điều khiển, bên trong bộ chuyển đổi có một biến áp nguồn. Đầu vào có thể là 110v-380v và đầu ra 6V-9V. Bộ chuyển đổi xoay chiều không đắt và có thể mua riêng.

Cơ chế hoạt động của bồn cầu xả tự động như thế nào?

Cảm biến hồng ngoại có các đèn LED hồng ngoại (điốt phát quang) và các đầu dò giống như các thiết bị được sử dụng trên điều khiển từ xa của TV. Cảm biến phát hiện khi người dùng xuất hiện trong phạm vi của ánh sáng hồng ngoại. 

 Sau khi phát hiện, cảm biến sẽ đưa ra một tín hiệu xung đến van điện từ để nó mở. Toàn bộ chương trình được thiết kế và điều khiển bởi một vi mạch. Chế độ bình thường thời gian xả 9 giây; Chế độ tiết kiệm nước: thời gian sử dụng dưới 1 phút: 4 giây / lần xả trong khi thời gian sử dụng hơn 1 phút: 9 giây / lần xả.

Tại sao nhiều nơi công cộng lại sử dụng nhà vệ sinh tự động?

Nhà vệ sinh công cộng không hề giống với nhà vệ sinh trong nhà riêng của chúng ta, nó là nơi có nhiều người qua lại và sử dụng. Do đó, một hệ thống vệ sinh không đạt tiêu chuẩn hoặc bị lỗi sẽ đồng nghĩa với việc vi trùng và mùi hôi sẽ còn sót lại trong phòng vệ sinh và hơn thế nữa. Điều này làm tăng cơ hội lây lan vi khuẩn và vi trùng gây ra các bệnh nghiêm trọng.

Trong khi đó, hệ thống xả tự động trên nhà vệ sinh sẽ đảm bảo rằng tất cả các chất thải được loại bỏ nhanh chóng và không có mầm bệnh lây lan xung quanh phòng. Đây là một tính năng tiện dụng đặc biệt là trong thời kỳ bùng phát các dịch bệnh như tả và cúm.

Ngoài ra, các nhà vệ sinh tự động còn có cơ chế tự động xả nước theo chu kỳ. Tùy theo loại thiết bị và cài đặt, chu kỳ này có thể là 1 tiếng, 2 tiếng, hay 24 giờ... Điều này nghe có vẻ vô bổ, nhưng trên thực tế đây lại là một tính năng làm tăng độ bền và giúp cho nhà vệ sinh thơm tho hơn.

Xả nước tự động giúp giảm lượng khí tích tụ trong đường cống. Đối với những nhà vệ sinh phải "xả nước bằng cơm", bạn sẽ luôn nhận thấy một số mùi khó chịu trong nhà vệ sinh nếu bạn không sử dụng nó trong hơn 3 ngày. Và nếu 1 tuần trôi qua mà nhà vệ sinh vẫn không được sử dụng, khi bước vào bạn chắc chắn sẽ thấy được những mùi vô cùng khó chịu.

Ngoài ra, chức năng xả tự động này còn giúp ngăn tích tụ quá nhiều nước cứng nếu bạn không sử dụng trong một khoảng thời gian. Nếu bạn chưa biết thì nước cứng sẽ tác động các đồ đạc trong hệ thống ống nước, bao gồm ăn mòn hệ thống hoặc làm tắc nghẽn hệ thống bằng chất cặn bã.

Và như bạn có thể thấy, bồn cầu xả tự động mang lại một cách thức an toàn, hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm và bùng phát bệnh tật trong phòng vệ sinh. Cách đi vệ sinh rảnh tay này giúp loại bỏ các điểm tiếp xúc của người dùng như tay cầm xả nước, giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo một cách hiệu quả.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại