Tại sao các bậc trên thang cuốn lại có nhiều đường kẻ dọc nổi lên chứ không bằng phẳng?

Duy Huỳnh |

Thực tế, chi tiết này không chỉ là ý tưởng của nhà thiết kế mà nó còn liên quan đến cả cơ chế hoạt động và an toàn của người sử dụng.

Thang cuốn đã và đang trở thành một thiết bị quen thuộc trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Kể từ lần đầu được giới thiệu đến công chúng ở Coney Island, New York vào năm 1986 cho đến nay, hàng triệu người trên thế giới đang sử dụng thang cuốn để di chuyển lên một vài tầng cao hơn mà không cần dùng tới thang máy.

Tuy nhiên, đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao các bậc trên thang cuốn lại được thiết kế với những đường sọc dọc nổi lên mà không được làm bằng phẳng? Theo tiết lộ của các chuyên gia, đây không chỉ là ý tưởng của nhà thiết kế mà còn là một yếu tố quan trọng liên quan tới cơ chế và nguyên lý hoạt động của cỗ máy này.

Tại sao các bậc thang được thiết kế với các sọc dọc này?

Tại sao các bậc trên thang cuốn lại có nhiều đường kẻ dọc nổi lên chứ không bằng phẳng? - Ảnh 1.

Sở dĩ thang cuốn được thiết kế với nhiều rãnh dọc nổi là để tránh chấn thương cho người sử dụng, đồng thời tăng lực bám cho giày dép, hạn chế tai nạn do tình trạng trơn trượt xảy ra.

Ví như, việc người dùng đi một quãng đường từ bên ngoài đã phải chịu các ảnh hưởng bởi yếu tối thời tiết như mưa (nếu có) hay đối với xứ lạnh là tuyết bám vào giày, dép làm khả năng bị trơn trượt là rất lớn. Việc thiết kế các bậc có hình sọc dọc giúp tăng lực bám giữa giày, dép và thang cuốn nhằm hạn chế các tai nạn do trơn trượt gây ra.

Tại sao các bậc trên thang cuốn lại có nhiều đường kẻ dọc nổi lên chứ không bằng phẳng? - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, việc thiết kế các bậc có hình sọc dọc giúp giữ lại các giấy, rác, bao bì hay các tấm vé, poster mà người đi thang cuốn vô tình hay cố ý thả xuống.

Nếu chúng ta có các bậc được làm bằng phẳng thì việc này đồng thời đã làm cho các loại rác này dễ dàng đi vào sâu bên trong hệ thống động cơ kéo của thang cuốn bên dưới, về lâu về dài sẽ kéo theo nhiều sự cố không thể lường trước.

Vì sao tốc độ tay vịn của thang cuốn lại không giống nhau?

Nếu bạn thường xuyên đi thang cuốn và ở nhiều địa điểm khác nhau, hẳn bạn sẽ nhận ra tốc độ của tay vịn ở thang cuốn này có thể sẽ nhanh hơn hay chậm hơn tay vịn ở nơi khác.

Nguyên nhân gây ra do các con lăn truyền động của tay vịn ở trên và dưới bị ma sát, mài mòn khiến đường kính của nó ngày càng giảm đi, tiếp xúc kém với tay vịn nên việc truyền động sẽ ngày càng hạn chế khiến tốc độ của tay vịn chậm đi.

Tại sao các bậc trên thang cuốn lại có nhiều đường kẻ dọc nổi lên chứ không bằng phẳng? - Ảnh 4.

Ba hình ảnh (từ trái sang phải) cho thấy tuổi thọ của thang máy: Mới, tuổi thọ đã đạt 1/2, cũ.

Đây cũng là dấu hiệu cho biết, thang cuốn cần được kiểm tra và bảo dưỡng. Thông thường, thang cuốn mới lắp đặt sẽ có tốc độ tay vịn nhanh hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại