Trong mùa giao phối, tắc kè thường xuất hiện "có đôi, có cặp" với nhau. Chứng kiến "bạn tình" bị rắn lục cuộn siết, con tắc kè còn lại không vội vàng tấn công kẻ thù.
Tắc kè thường sống một mình, nhưng trong mùa giao phối chúng thường xuất hiện "có đôi, có cặp". Hình minh họa.
Nó quan sát tình hình rồi khi thời cơ đến, tắc kè dùng miệng tấn công những cú cắn vào đầu con rắn. Lực cắn mặc dù không đáng kể nhưng cũng khiến rắn lục nới lỏng vòng siết với con mồi.
Sau cú cắn, rắn lục lập tức mổ vào con tắc kè còn lại. Tuy nhiên, quyết định tấn công "kẻ phá bĩnh" này là một nước sai lầm khiến con rắn phải trả giá bằng cái bụng đói.
Hình ảnh tắc kè tấn công rắn. Hình minh họa.
Vì không có chỗ bám cộng với việc quăng mình tấn công con tắc kè còn lại, rắn lục đã rơi xuống đất, vô hình chung giải thoát cho "bạn tình" của chú tắc kè.
Có thể nói, cú tấn công hợp thời cơ của tắc kè đã giúp "bạn tình" của nó thoát cái chết trong gang tấc.
Xem video:
Tắc kè mổ rắn lục để giải cứu "bạn tình". Video: Jeevan John/Youtube.