Sừng tê giác bị ngắn lại trong thế kỷ qua

Quỳnh Chi |

Sừng tê giác đã dần bị nhỏ đi, ngắn lại trong thế kỷ qua và các nhà khoa học tin rằng, điều này có thể là do nạn săn bắn.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí People And Nature dựa trên phân tích nhiều bức ảnh về các loài động vật được thu thập trong 140 năm qua.

Theo các chuyên gia của Đại học Cambridge, sừng tê giác thường được săn lùng hoặc dùng làm thuốc ở Trung Quốc và Việt Nam.

Sau nhiều năm, khi tê giác có cặp sừng dài nhất bị săn bắt, các nhà nghiên cứu tin rằng những con có sừng nhỏ hơn có nhiều khả năng sống sót hơn để truyền gen của chúng cho các thế hệ sau.

Oscar Wilson, tác giả chính của báo cáo và từng là nhà nghiên cứu của khoa động vật học của Đại học Cambridge, cho biết: "Chúng tôi thực sự vui mừng vì có thể tìm thấy bằng chứng từ các bức ảnh cho thấy, sừng tê giác đã ngắn lại theo thời gian. Chúng có lẽ là một trong những thứ khó thực hiện nhất trong lịch sử tự nhiên vì những lo ngại về an ninh".

Các nhà nghiên cứu đã đo sừng của 80 con tê giác được chụp ảnh từ năm 1886 đến năm 2018, bao gồm tất cả năm loài (tê giác trắng, đen, Ấn Độ, Java và Sumatra) được tìm thấy trong kho lưu trữ trực tuyến của Trung tâm Tài nguyên Tê giác.

Sừng tê giác bị ngắn lại trong thế kỷ qua - Ảnh 1.

Hình minh họa về một con tê giác từ Trung tâm Tài nguyên Tê giác. (Ảnh: Sky news)

Họ đã kiểm tra kỹ lưỡng các hình ảnh về tê giác bị thợ săn bắn chết. Các nhà nghiên cứu cũng so sánh chiều dài của chiếc sừng tương xứng với cơ thể của tê giác, thậm chí còn kiểm tra các tác phẩm nghệ thuật và bản vẽ được tích lũy trong khoảng thời gian 500 năm qua. Họ phát hiện ra rằng cho đến những năm 1950, có rất ít sự quan tâm đến việc bảo tồn loài này.

Ông Wilson nói: "Trong ít nhất một vài thập kỷ, người ta tập trung nhiều hơn vào việc bảo tồn tê giác và điều này được phản ánh trong những hình ảnh gần đây hơn, liên quan đến việc bảo tồn chúng trong các khu bảo tồn hoặc môi trường sống của chúng trong tự nhiên.

Tê giác là loài có nguy cơ tuyệt chủng với số lượng chưa tới 30.000 con sống trong tự nhiên ngày nay, một sự khác biệt rõ rệt so với hơn 500.000 con còn sống vào đầu thế kỷ 20.

Tê giác đen, Java và Sumatra được xếp vào loại cực kỳ nguy cấp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại