Sửng sốt với những hành tinh đáng sợ nhất trong vũ trụ

An Dương |

Trong vũ trụ bao la có biết bao hành tinh mang nhiều bí ẩn đáng sợ khiến các nhà khoa học cũng cảm thấy "nổi da gà" mỗi khi phát hiện và khám phá ra chúng.

Những ngôi sao "ma cà rồng" hút nhiên liệu từ ngôi sao đồng hành

Giống như "ma cà rồng" trong truyện viễn tưởng, một số ngôi sao trong vũ trụ đã tìm được cách "trẻ mãi không già" nhờ hút dần sinh lực của các nạn nhân không may.

Các ngôi sao "ma cà rồng" này còn được biết đến như "những gã lang thang màu xanh" và chúng hành xử trẻ hơn nhiều so với những người hàng xóm cao tuổi hình thành cùng thời. Chẳng hạn như, chúng đốt nóng hơn và dường như có màu xanh hơn.

Giới khoa học nhận định, các ngôi sao "ma cà rồng" tồn tại như vậy nhờ hút cạn nhiên liệu hydrogen từ những ngôi sao đồng hành.

Sửng sốt với những hành tinh đáng sợ nhất trong vũ trụ - Ảnh 1.

Vũ trụ bao la chứa nhiều hành tinh đáng sợ.

Hành tinh "ma" lúc ẩn lúc hiện

Kính viễn vọng Hubble của NASA đã phát hiện một ngoại hành tinh có tên là TMR-1C quay quanh ngôi sao nhưng sau đó nhanh chóng không nhìn thấy nó nữa. Giới khoa học cho rằng TMR-1C đã chết. Nhưng tới năm 2009, kính viễn vọng Canada-France-Hawaii lại lần nữa nhìn thấy hành tinh "ma" này.

Các lỗ đen khổng lồ

Trong thiên văn học, lỗ đen hay hố đen được định nghĩa là một vùng trong không gian có lực hấp dẫn lớn đến mức không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng, thoát ra khỏi mặt biên của nó, trừ khả năng thất thoát vật chất khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử.

Nói một cách khác, lỗ đen có thể nuốt chửng mọi thứ ở khoảng cách đủ gần.

Các tiểu hành tinh sát thủ

Các chuyên gia cho biết, một khối thiên thạch có chiều rộng ít nhất 1km có khả năng xóa sạch nền văn minh nhân loại nếu va chạm với hành tinh của chúng ta.

Và ngay cả các tiểu hành tinh chỉ có bề ngang 40 mét cũng có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng ở quy mô địa phương nếu đụng độ với trái đất ở điểm gần khu dân cư đông đúc.

Trong vũ trụ có vô số các lỗ đen. Trong thực tế, các nhà thiên văn học cho rằng, các lỗ đen siêu lớn nằm ở trung tâm của hầu hết các thiên hà, kể cả Dải ngân hà. Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện hai lỗ đen có khả năng chứa đựng khối lượng của 10 tỷ Mặt trời.

Cánh cổng địa ngục trên HD 189733b

Hành tinh HD 189733b liên tục phát ra một vòm cổng năng lượng đốt cháy cách Trái đất khoảng 60 năm ánh sáng. Khu vực này còn đốt cháy nhiều khí Hydro và người ta gọi nó là "cánh cổng địa ngục" trong không gian.

Hành tinh "nồi đun sôi" của vũ trụ

Ngoại hành tinh Gliese 1214 b chứa nhiều nước và có áp lực "tử thần" có thể bẻ gãy xương và nhiệt độ cực cao khiến nước ở đây luôn trong trạng thái plasma, tạo ra những đại dương đặc quánh.

Hành tinh có gương mặt ma tan chảy

Ngoại hành tinh già CoRoT-2a được cho là liên tục mỗi ngày phải chịu sự tác động cực đoan khủng khiếp từ tia X của chính sao chủ của nó gây ra, cứ mỗi giây, 5 triệu tấn vật chất bề mặt của nó lại bị tay chảy một cách rùng rợn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại