Sức mạnh không tưởng của Hannibal khiến thành Rome thất thủ

Trang Ly |

Sử dụng hàng trăm con rắn độc để giết kẻ thù trong trận thủy chiến với vua Eumenes II, danh tướng Hannibal đã khiến Napoléon phải thốt lên "đây là thiên tài quân sự cần học hỏi".

Trong lịch sử quân sự thế giới, không ít lần động vật được huấn luyện để trở thành đội quân dũng mãnh, góp phần giành chiến thắng đầy bất ngờ.

Ngựa, chó, lạc đà là bốn trong rất nhiều động vật được các tướng lĩnh thời xưa huấn luyện để sử dụng như những chiến binh cảm tử nhất.

Tuy nhiên, vị tướng Hannibal của đế chế Carthage, người được xem là chiến thuật gia đại tài trong lịch sử quân sự thế giới, đã sử dụng một loài động vật chưa từng có trong tiền lệ cùng mưu kế tuyệt vời để chiến thắng đội quân La Mã và nhiều đế chế hùng mạnh, khát chiến khác.

Ông dùng voi chiến và rắn độc!

La Mã - Kẻ thù truyền kiếp của người Carthage

Là một trong những đế chế hùng mạnh nhất thời cổ đại, đế chế La Mã từ một vùng đất nhỏ, trải qua hàng loạt các cuộc chiến tranh xâm lược, đã trở thành một cường quốc rộng lớn, thâu tóm nhiều vùng đất màu mỡ.

Để có thể tồn tại suốt 16 thế kỷ dài đằng đẵng (từ năm 27 TCN đến năm 1453), La Mã không ít lần đem quân xâm chiếm nhiều đế chế và các nền văn minh lân cận, trong đó, Carthage là một trong những đế chế từng bị gót ngựa của quân La Mã giày xéo.

Sức mạnh không tưởng của Hannibal khiến thành Rome thất thủ - Ảnh 1.

Đế chế La Mã nổi tiếng với đội quân kỷ cương, dũng mãnh, đã tiến hành nhiều cuộc xâm chiếm trong lịch sử. Hình minh họa.

Trước khi La Mã đem quân đi xâm chiếm, Carthage là một đế chế hùng mạnh, trở thành bá chủ một vùng Địa Trung Hải rộng lớn.

Dưới thời của Hamilcar Barca (cha của danh tướng Hannibal, người chỉ huy quân đội trong cuộc Chiến tranh Punic lần 1), đế chế Carthage sở hữu hạm đội hải quân vô cùng hùng mạnh và thiện chiến.

Tuy nhiên, sau 3 cuộc Chiến tranh Punic kéo dài hơn 100 năm giữa đế chế La Mã và Carthage (kéo dài từ năm 264 TCN đến năm 146 TCN), mặc dù thắng La Mã trong cuộc Chiến tranh Punic lần thứ 2, nhưng cuối cùng người Carthage và danh tướng Hannibal cũng phải chịu sự thất bại vô cùng đẫm máu.

Mặc dù thất bại trước một La Mã hùng mạnh, nhưng sử sách vẫn ghi tên Hannibal với tư cách là một vị tướng có tài chiến thuật đỉnh cao.

Nhờ có ông mà, trong cuộc Chiến tranh Punic lần thứ hai (218 TCN - 202 TCN), La Mã phải nhận thất bại thảm hại nhất trong lịch sử mà Roma phải trải qua.

Tài dùng binh đỉnh cao của danh tướng Hannibal khiến La Mã phải khiếp sợ

Để nói đến những chiến thuật dụng binh của Hannibal, người từng khiến La Mã khiếp sợ, có lẽ không thể kể hết.

Thành tựu nổi bất nhất liên quan đến tài dụng động vật như chiến binh của Hannibal (sinh năm 247 TCN - mất năm 183 TCN) phải kể đến lần đánh La Mã trong cuộc Chiến tranh Punic lần 2.

1. Đội quân voi chiến bất tử của Hannibal

Sau khi kết thúc Chiến tranh Punic lần thứ nhất, vào năm 219 TCN, Hannibal bao vây và tiêu diệt hoàn toàn thành Saguntum (đồng minh của La Mã tại Tây Ban Nha) và chính thức mở cuộc Chiến tranh Punic lần thứ hai.

Vào mùa thu năm 218 TCN, sau khi chuẩn bị đủ binh lực, Hannibal đã thực hiện một cuộc hành quân chưa từng có trong lịch sử: Chỉ huy đội quân gần 100.000 kỵ binh, bộ binh và voi chiến đi 1.600 km trong hơn 5 tháng ròng rã để vượt qua dãy núi Alps, bí mật đánh quân La Mã từ phía sau.

Sức mạnh không tưởng của Hannibal khiến thành Rome thất thủ - Ảnh 2.

Cuộc vượt dãy núi tuyết "không tưởng" của Hannibal đã giúp ông dành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Punic lần 2.

Bất chấp tuyết lạnh, sự khắc nghiệt đến tột cùng của thời tiết vùng núi cao bậc nhất châu Âu, bất chấp những lần giao chiến với bộ lạc thổ dân, bất chấp cả những khan hiếm về nhu yếu phẩm, đội quân hàng chục nghìn người và voi chiến của Hannibal đã vượt núi thành công.

Sức mạnh không tưởng của Hannibal khiến thành Rome thất thủ - Ảnh 3.

Hàng trăm nghìn quân lính, voi chiến của Hannibal bất chấp thời tiết khắc nghiệt qua dãy núi dài bậc nhất châu Âu.

Sau hơn 150 ngày ròng rã, đội quân của Hannibal đã vượt dãy Alps và đặt chân lên miền Bắc của La Mã, bắt đầu cuộc tấn công khủng khiếp giáng vào quân địch.

Trải qua hàng loạt các trận chiến như Trebia, Trasimene và Cannae trên "đất khách quê người", Hannibal đã đánh tan tác quân La Mã ngay tại đất nước của họ.

Đội quân voi chiến và ngựa chiến của Hannibal tiến đánh quân La Mã khủng khiếp chưa từng có. Quân La Mã choáng váng và bất ngờ. Lịch sử ghi nhận đây là lần thất bại khủng khiếp nhất của Roma trong lịch sử.

Sức mạnh không tưởng của Hannibal khiến thành Rome thất thủ - Ảnh 4.

Hình ảnh Hannibal trên voi chiến đáng quân La Mã tan tác.

Chiến tích dẫn đoàn voi chiến vượt dãy núi Alps để tấn công thành Rome của La Mã từ phía sau nghe đã là "không tưởng" và hiếm có ai có thể thực hiện được. Tuy nhiên, vẫn có những mưu kế và chiến lược mà Hannibal còn "cao tay" hơn.

2. Lính biệt kích rắn: Đội quân khiến đội quân đế quốc Pergamon hoảng loạn cực độ

Sử sách ghi chép rằng, sau khi kết thúc cuộc Chiến tranh Punic lần thứ hai với quân La Mã, thừa thắng xông lên, Hannibal tiếp tục tiến hành cuộc thủy chiến "mất ít sức" vào đế quốc Pergamon của vưa Eumenes II (thời Hy Lạp cổ đại).

Sức mạnh không tưởng của Hannibal khiến thành Rome thất thủ - Ảnh 5.

Thủy chiến tốn ít sức nhất của Hannibal.

Trong trận chiến này, nhận thấy quân địch chiếm ưu thế và số lượng hơn rất nhiều, Hannibal đã nghĩ ra một diệu kế khiến các sử gia hiện đại về sau khâm phục không ngớt lời.

Trước khi tham chiến, bằng con mắt tinh tường, Hannibal quan sát kỳ hành tung của chiếc chiến thuyền của vua Eumenes II.

Mặt khác, ông sai quân bắt hàng trăm con rắn độc bí mật cho vào những chiếc bình lớn, để lên thuyền của ông.

Sức mạnh không tưởng của Hannibal khiến thành Rome thất thủ - Ảnh 6.

Hình minh họa.

Khi cuộc chiến nổ ra, Hannibal tiến thẳng đến chiến thuyền của vua Eumenes II, chỉ huy quân lính đột nhập thuyền và phóng hàng loạt bình rắn độc lên thuyền vua Eumenes II.

Hoảng sợ khi nhận thấy nhiều quân lính bị giết chết bằng những "chiến binh" động vật, vua Eumenes II và quân lính trên thuyền bắt đầu bỏ chạy.

Sức mạnh không tưởng của Hannibal khiến thành Rome thất thủ - Ảnh 7.

Như "rắn bị mất đầu", các thuyền quân khác thấy vua bất ngờ tháo chạy cũng quay đầu trở về căn cứ.

Cuộc chiến nhanh gọn, không mất nhiều công sức nhưng thể hiện mưu lược khôn ngoan của Hannibal đã giúp đội quân số lượng ít ỏi của ông chiến thắng một cách bất ngờ.

Cũng là mưu kế đỉnh cao, nếu như trong trận chiến với quân La Mã, Hannibal chiến thắng quân La Mã bằng đội quân voi thiện chiến thì trong trận thủy chiến với vua Eumenes II, vị danh tướng xứ Carthage lại tiếp tục chiến thắng bằng mưu kế đỉnh cao với đội biệt kích rắn đáng sợ.

Theodore Ayrault Dodge, nhà sử học quân sự của Mỹ từng gọi Hannibal là "cha đẻ của chiến thuật" quả không sai. Nhờ những chiến tích "không tưởng" của ông mà sử sách hiện đại còn lưu danh ông đến tận ngày nay.

Đến danh tướng Napoléon Bonaparte cũng phải thốt lên ông nhận ông là một trong những "thiên tài quân sự đáng học hỏi".

Bài viết tham khảo nhiều nguồn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại