Bệnh chàm
Các tổn thương chủ yếu giới hạn ở bìu, đôi khi có thể được mở rộng đến đáy chậu và da xung quanh hậu môn, hiếm khi liên quan đến dương vật. Có thể gặp cả hai thể là khô và ướt. Ở thể ướt thì da vùng bìu có thể bị phù nề, lở trợt, nứt hoặc chảy dịch.Còn với thể khô thì da khô và thô ráp, cứng, sẫm màu hoặc giảm sắc tố hơn so với bình thường, da có thể teo nhẹ. Triệu chứng ngứa thường dữ dội, nhất là vào ban đêm. Diễn tiến có thể thoáng qua hoặc kéo dài hằng tháng, hằng năm.
Thứ hai là bệnh nấm da
Sự lây lan của bệnh nấm da từ vùng đùi hoặc bẹn có thể lan đến bìu, đáy chậu, sau mông, vùng mu. Bệnh gây ngứa nhiều, đặc biệt là lúc ra mồ hôi. Thương tổn là các mảng da màu đỏ hoặc nâu đỏ, có giới hạn rõ, đa cung và ngày càng dần tiến ra ngoại vi (ly tâm). Rìa thương tổn có các mụn nước hoặc vảy.
Tiếp nữa có thể gặp là ghẻ ngứa
Nhưng, các nốt ghẻ ngự trị ở vùng bìu thường gặp ở bé trai nhiều hơn ở người lớn. Bệnh nhân ngứa nhiều về đêm, có các mụn nước tại vị trí kẽ ngón, lòng bàn tay, nếp gấp cổ tay, vùng bụng dưới, mặt trong đùi.Trong gia đình có thể có người thân cùng bệnh, do vậy, việc trị liệu (bằng các thuốc diệt ký sinh trùng) nhất thiết phải điều trị đồng thời cho người trong nhà, kết hợp với các biện pháp vệ sinh cơ thể, vật dụng cá nhân để cắt nguồn lây và tránh tái nhiễm.
Thứ tư có thể gặp là do thiếu chất riboflavin (vitamin B2)
Do chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất, hoặc do rối loạn chức năng của ống tiêu hóa, cường độ lao động cao… Bệnh có thể biểu hiện kèm với viêm lưỡi, viêm môi, khóe miệng.Tại bìu, thương tổn đối xứng, nằm trên cả hai phía của đường trung tâm bìu, có ban đỏ đường kính khoảng 2-4 cm, giới hạn rõ, bề mặt có vảy màu xám, màu trắng, thỉnh thoảng có ngứa.
Vì da vùng bìu rất mỏng, thuốc lại có thể hấp thu qua da, do vậy không nên tự ý dùng thuốc bôi dễ làm tổn thương, mà nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, kê toa thích hợp.
Theo Tạp chí Làm đẹp/ Khỏe mỗi ngày