Trung Quốc lại rúng động vì dầu ăn làm từ rác thải

havan |

Dư luận Trung Quốc lại rúng động khi một đường dây chuyên sản xuất dầu ăn từ chất thải lớn bị phát giác.

Mới đây công ty Henan Huikang Oil Company tại tỉnh Hồ Nam đã bị phát hiện thu lợi hàng trăm triệu nhân dân tệ sau nhiều năm bán thứ dầu ăn làm từ chất thải dưới mác dầu đậu nành cho hơn 60 công ty dược phẩm và công ty thức ăn chăn nuôi.

Chia sẻ với tờ Guangzhou's 21st Century Business Herald, Wu Gang, một người trong nghề khẳng định dầu ăn thải thường chiết xuất từ rác thải nhà bếp của các nhà hàng. Theo người này, loại dầu ăn bẩn này chủ yếu được sử dụng trong sản xuất xăng dầu sinh học, xà phòng và các sản phẩm công nghiệp khác nhưng không được phép dùng như dầu ăn thông thường bởi có thể gây hại cho sức khỏe.

trung-quoc-lai-rung-dong-vi-dau-an-lam-tu-rac-thai

Một trong những công đoạn sản xuất dầu ăn từ rác (Ảnh: Internet)

Hôm 3/9, tập đoàn thực phẩm hàng đầu Trung Quốc TRS Group cho biết một công ty con của họ là Zhongyuan Xiangda đã mua 7 lô hàng dầu đậu nành với tổng trọng lượng 34 tấn từ công ty Huikang trong giai đoạn tháng 6/2009 tới tháng 9/2010. Zhongyuan Xiangda đã kiểm tra các lô hàng và xác nhận chúng đúng là dầu đậu nành. Thế nhưng ngoài công ty này còn nhiều công ty thực phẩm khác đã mua dầu do Henan Huikang sản xuất.

Theo tờ The 21st Century Business Herald, dầu ăn bẩn mà Huikang sử dụng trong sản xuất dầu ăn có xuất xứ từ Gelin, một công ty đã bị phát hiện dùng dầu thải từ rác nhà bếp để sản xuất dầu ăn. Cụ thể Huikang đã mua dầu ăn từ Gelin với giá 8.100 nhân dân tệ/tấn (tương đương 1275 USD), rẻ hơn giá dầu đậu nành trên thị trường tới 2000 nhân dân tệ. Sau đó công ty này pha trộn dầu ăn bẩn với dầu ăn sạch để bán cho khách hàng.

Các cơ quan điều tra xác định từ tháng 12/2007 cho tới khi vụ scandal bị vỡ lở, Huikang đã mua tổng cộng 99,2 triệu nhân dân tệ (tương đương 15,6 triệu USD) dầu bẩn từ Gelin. Sau khi pha trộn và bán tới tay khách hàng họ thu lời bất chính 350 triệu nhân dân tệ (tương đương 55 triệu USD).

The 21st Century Business Herald khẳng định hơn 60 công ty dược phẩm và thức ăn đã vô tình hoặc cố ý mua loại dầu chất lượng kém này từ Huikang và sử dụng làm nguyên liệu. Cho đến thời điểm hiện tại các cơ quan chức năng vẫn chưa làm rõ liệu loại dầu ăn chất lượng kém mà Huikang bán có chứa các chất gây hại cho sức khỏe con người hay không. Ngoài ra Trung Quốc cũng chưa có quy định nào cụ thể cấm việc thêm dầu ăn chiết xuất từ rác vào dầu ăn thông thường trong sản xuất thực phẩm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại