Trẻ mắc bệnh do sự bất cẩn của người lớn

havan |

Đôi khi vô tình mà các ông bố, bà mẹ đã làm cho con mình nhiễm bệnh mà không hề hay biết.

Nhiễm độc do uống sữa pha sẵn

Cháu Nguyễn Thu M. (2,5 tuổi ở Hà Nội) rất biếng ăn nên bố mẹ thường mua sữa về ép ăn thêm.

Do điều kiện công việc, mẹ cháu thường pha sẵn sữa cho vào tủ lạnh, nhờ ông bà cho uống trong ngày.

Một hôm, nhà mất điện nhưng ông bà vẫn lấy sữa cho cháu uống như hằng ngày.

Sau khi uống được vài giờ, cháu M. bắt đầu bị đi ngoài. Đến viện cấp cứu, mọi người mới biết cháu bị mất nước, nhiễm độc do uống phải sữa hỏng và ứ đọng độc tố ở đường tiêu hóa không thải ra được.

Mẹ bẩn tay, con bị viêm phổi

Chị Hải Như - mẹ của bé bé Trần Quốc Thịnh ở quận Bình Thạnh, TP HCM, bị dính mưa ướt cả quần áo, đầu tóc trên đường đi làm về nhưng khi tới nhà, chị vẫn mải việc bếp núc, đến khi cơm nước xong xuôi mới đi tắm và thay đồ, nên ngay đêm hôm đó chị bị cảm, hắt hơi, sổ mũi, đau họng…

Rửa tay giúp phòng nhiều bệnh truyền nhiễm.

Người mẹ bận bịu vẫn phải đi làm, vẫn nấu nướng, giặt giũ và chăm sóc cậu con trai 2 tuổi. Mấy ngày sau, đến lượt bé Thịnh bị viêm họng, rồi viêm phế quản, viêm phổi.

Quan sát cách chị Hải Như chăm con ở bệnh viện, bác sĩ cho rằng, chính tình trạng mất vệ sinh của người mẹ cũng đang ốm đã làm lây mầm bệnh sang con.

Trẻ bị bỏng chủ yếu tại người lớn!

Tai nạn bỏng thường xảy ra ở trẻ 6 tháng - 3 tuổi, khi mà trẻ chưa có nhận thức đầy đủ về các đồ vật mà chúng tiếp xúc.

Bé Trịnh Duy Tuấn, 15 tháng tuổi (quê ở thôn Minh Thái, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa), bị bỏng nửa khuôn mặt vì mẹ em mải nấu cơm dưới bếp, vô ý để em nghịch ca nước sôi đặt trên kệ ti vi.

Bé Duy Tuấn

Ngày nào ở Viện bỏng Quốc gia cũng tiếp nhận ít nhất 1 đến 2 cháu bé bị bỏng với rất nhiều nguyên nhân khác nhau: bỏng do ngã vào hố vôi, bỏng xăng, bỏng điện, nhưng nhiều nhất là bỏng do nước sôi.

Hà Vân

(Tổng hợp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại