Do trẻ dưới 5 tuổi có khớp xương và dây chằng tương đối lỏng, nếu giai đoạn này mà cho bé học chơi piano sẽ dễ làm cho những tổ chức này bị tổn hại. Thời gian luyện đàn quá lâu hoặc dùng lực quá mạnh còn có khản năng làm cho hai đầu mấu xương bị tổn thương, dẫn tới các đốt ngón tay không dài ra được, kích thước bị thay đổi đồng thời cùng với sự gia tăng của tuổi tác sự thiểu hụt của đôi tay càng biểu hiện rõ, nặng còn có thể xuất hiện tình trạng nắm tay lại nhưng các ngón tay không khít.
Các chuyên gia về nghệ thuật cũng cho rằng muốn chơi đàn giỏi thì phải luyện từ khi còn nhỏ nhưng không phải là càng sớm càng tốt, thường thì 5 tuổi bắt đầu cho con luyện đàn là thích hợp. Khi tập đàn phải duy trì việc thả lỏng toàn thân mới tốt.
Ngoài ra còn phải bảo vệ cho đôi tay của trẻ, mỗi lần tập đàn trước tiên nên cho trẻ tập một số điệu đơn giản để làm ấm và giúp các ngón tay và cổ tay linh hoạt hơn, không nên vừa vào tập đã tập những động tác đòi hỏi kĩ năng và độ khó cao, nếu không sẽ dễ dẫn tới cơ tay bị tổn hại. Ngoài ra, sau khi tập đàn xong không nên để tay trẻ chạm vào nước lạnh tránh cho các khớp xương bị tổn thương.
Đặc điểm sinh lý của khung xương trẻ nhỏ
Trong thành phần xương của trẻ em, sợi collagen chiếm hơn một phần ba, calcium phosphate và carbonate canxi nhỏ hơn hai phần ba, vì vậy so với người lớn, xương trẻ em mềm hơn và cót tính đàn hồi cao hơn, không dễ bị gãy, nhưng lại dễ bị biến dạng. Màng xương dày, mạch máu nhiều, cung cấp nhiều máu cho cơ thể, do đó sau khi xương trẻ em bị tổn thương quá trình lành lại sẽ nhanh hơn người lớn.
Trước sáu tuổi, khúc gáy trước, khúc sống eo và khúc ngực trước của trẻ em vẫn chưa cố định. Khi trẻ em nằm ngửa ba khúc cong đó sẽ dần dần mất đi, ở độ tuổi từ 7-13 ba khúc cong này mới hoàn toàn cố định.