Trẻ chụp CT dễ bị ung thư não và bệnh bạch cầu

havan |

Cha mẹ có thể hạn chế nguy cơ khi bác sĩ đề nghị chụp CT cho đứa trẻ.

Một nghiên cứu mới cho thấy chụp CT vùng đầu ở trẻ em có thể tăng nguy cơ ung thư não hoặc bệnh bạch cầu về sau.

Cho dù chụp CT nhiều lần có thể làm tăng gấp 3 nguy cơ này, thì nguy cơ tuyệt đối vẫn rất nhỏ - 1/10.000 ca chụp CT vùng đầu.

Theo Amy Berrington de Gonzalez, tác giả đứng đầu thuộc Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét nguy cơ ung thư thực sự của tia xạ từ chụp CT.

Cứ 1 lần chụp CT trước tuổi lên 10 sẽ có thêm 1 trường hợp bị bệnh bạch cầu và 1 trường hợp ung thư não trong 10.000 bệnh nhân sau lần phơi nhiễm đầu tiên 10 năm.

Trẻ em dễ nhạy cảm với tia xạ hơn người lớn và cha mẹ có thể hạn chế nguy cơ khi bác sĩ đề nghị chụp CT cho đứa trẻ.

Cha mẹ nên hỏi bác sĩ liệu có cần thiết chụp CT không hoặc các xét nghiệm khác có thể cung cấp thông tin tương tự mà không có tia xạ, như siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ.

Theo ANTĐ/Healthday

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại