Các tác dụng phụ của việc bổ sung canxi có thể là: táo bón và rối loạn dạ dày. Ngoài ra, các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể là: buồn nôn, nôn, chán ăn, giảm cân bất thường, tâm thần hoặc tâm trạng thay đổi, cơ/xương đau, đau đầu, khát nước, đi tiểu nhiều, yếu và mệt mỏi. Phản ứng dị ứng cũng có thể được bao gồm trong danh sách các tác dụng phụ canxi.
Canxi và nguy cơ bệnh tim
Theo lý thuyết, canxi trong các chất bổ sung thực sự có thể xâm nhập vào các mảng béo được tìm thấy trong các động mạch, khiến các mảng bám cứng lại và làm tăng nguy cơ đau tim.
Nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc bổ sung canxi và nguy cơ bệnh tim
Một nghiên cứu được tiến hành bởi Sabine Rohrmann, Tiến sĩ từ Đại học Zurich, nhóm của bà đã theo dõi khoảng 24.000 nam giới và phụ nữ trong 11 năm. Những người tham gia được yêu cầu hoàn thành các cuộc điều tra thực phẩm. Họ cũng được phỏng vấn liên quan đến lượng vitamin và khoáng chất.
Khi nhìn vào hiệu quả của việc bổ sung canxi, các nhà nghiên cứu thấy rằng những người bổ sung canxi tăng nguy cơ các cơn đau tim lên 86% so với cá nhân không uống bổ sung. Trong khi cần có nhiều nghiên cứu bổ sung để xác nhận mối liên kết này, tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu có một chế độ bổ sung canxi để đảm bảo an toàn.
Bổ sung canxi từ các thực phẩm tự nhiên trong chế độ ăn hàng ngày là cách tốt nhất tránh được tác dụng phụ kể trên.
Những nguồn thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa, pho mát, các sản phẩm sữa chua, các loại rau lá màu xanh đậm, các loại đậu, đậu phụ và một số loại hải sản (ví dụ: cá mòi, cá thu, cá hồi).
Điều quan trọng, phải nhớ rằng: dù cho "nạp" canxi một cách tự nhiên vào cơ thể nhưng quá nhiều vẫn có thể dẫn đến các tác dụng phụ như: sỏi thận, táo bón, canxi lẫn trong mạch máu, suy giảm khả năng hấp thu sắt và kẽm, tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Để an toàn, đàn ông và phụ nữ tuổi từ 19-50 nên tiêu thụ không quá 2.500 mg/ngày và những người trên 50 tuổi nên tiêu thụ không quá 2.000 mg/ngày để tránh tác dụng phụ không mong muốn từ canxi.