Không gian sống chật chội, ẩm thấp, bẩn thỉu nơi phòng trọ, các khu KTXhọc sinh, sinh viên cũ kĩ, dột nát, xuống cấp,… đang trở thành không gian trú ngụ, sinh sản lí tưởng của chuột. Học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú, người lao động nghèo đang hằng ngày, hằng giờ phải “sống chung với lũ”, ăn ở cùng chuột và phải “nơm nớp” nỗi lo chuột cắn, nhiễm các mầm bệnh truyền nhiễm từ chuột.
PV ghi nhận một số hình ảnh tại các khu nhà trọ ngoại trú của học sinh, sinh viên, người lao động tự do và các khu KTX “ổ chuột” của sinh viên trên địa bàn TP. Hà Nội trong thời điểm nóng chuột cắn người phải nhập viện.
Bên cạnh những những KTX khang trang, tiện nghi, đẹp đẽ, Hà Nội vẫn còn không ít những khu KTX “ổ chuột” cũ nát, tồi tài, đang xuống cấp trầm trọng. KTX Học viện Báo chí và Truyên truyền là một trong những khu KTX được biết đến với cái tên gọi “Khu ổ chuột”
Khu KTX " ổ chuột" của Học viện Báo chí và Truyên truyền (Ảnh Thu Lê)
Hằng ngày, chuột vẫn từ những thùng rác này chạy vào phòng của sinh viên và ngang nhiên hoành tạc (Ảnh Thu Lê)
Bên cạnh những dãy nhà tầng như E2, E3, E4, E5, E6, KTX Học viện Báo chí và Tuyên truyền vẫn còn ba dãy nhà cấp bốn lợp tôn xi măng là E1, E7, E8. Theo phản ánh của sinh viên, phòng ở thuộc ba dãy này vào mùa hè thường ngột ngạt, oi bức, trong khi vào mùa mưa lại ẩm thấp, đặc biệt là có rất nhiều chuột, gián và muỗi…
Chật chội, ẩm thấp, dột nát đã trở thành điều kiện sống lí tưởng cho chuột, gián và muỗi (Ảnh Quỳnh Vũ)
(Ảnh Quỳnh Vũ)
Trần nhà còn lợp cót, để lộ những chỗ thủng do cót lâu năm đã mục hoặc bị chuột cào. Sinh viên ở đây phải lấy giấy dán trần để tránh bụi rơi và phòng chuột từ trên mái nhà qua lỗ thủng bò vào phòng hoành tạc.
Sinh viên nội trú ở những khu nhà cao tầng tại KTX Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng không khá khẩm hơn khi chuột ngang nhiên chui cua các đường ống dẫn nước, thoát nước vào phòng lục lọi và tấn công người (Ảnh Thu Lê)
Sinh viên nội trú ở khu E1, E7, E8 đang hằng ngày, hằng giờ phải sống chung với chuột, gián. Theo các sinh viên, tối tối chuột vẫn chạy lục rục trên mái nhà, hồn nhiên chạy qua chạy lại trong phòng như chốn không người để gặm nhấm đồ đạc, lục lọi thức ăn... Không những thế, chúng còn ngang nhiên chui cả vào chăn, chiếu, gặm, cắn tay chân các bạn sinh viên.
Khu vệ sinh tồi tàn, bẩn thỉu (Ảnh Thu Lê)
Cống thoát nước hôi hám, bốc mùi (Ảnh Thu Lê)
Ý thức giữ gìn vệ sinh quá kém của sinh viên (Ảnh Quỳnh Vũ)
Cống thoát nước thường xuyên bị tắc và lênh láng cặn bẩn... Tất cả đã mời gọi và trở thành môi trường sống lí tưởng cho lũ chuột mang các loại vius nguy hiểm lây truyền, xâm nhập vào người (Ảnh Quỳnh Vũ)
Hè cũng như đông, sinh viên nội trú ở đây đều phải tự bảo vệ mình bằng cách “buông màn” kín mít khi ngủ. Tuy nhiên, chuột nhiều lộng hành cắn rách cả màm, cắn thủng chiếu để “tấn công” người.
Đặc biệt, hệ thống thoát nước xuống cấp khiến mùi cống rãnh thường xuyên bốc lên, tạo thành “mùi đặc trưng của KTX”và cũng trở thành nơi trú ngụ, sinh sản lí tưởng của lũ chuột.
Tại các xóm trọ ngoại trú của sinh viên, người lao động tự do cũng đang trong tình trạng tương tự. Không gian sống chật chội, ẩm thấp, mất vệ sinh đang tạo điều kiện cho chuột “hoành hành”. Thời gian gần đây liên tiếp có bệnh nhân nhập viện điều trị suy thận do chuột cắn, bệnh Sodoku do chuột cắn càng khiến sinh viên hoang mang lo lắng.
Những gian phòng chật chội, ẩm thấp cộng với lối sống mất vệ sinh, không ngăn nắp đã tạo điều kiện cho chuột trú ngụ và sinh sản (Ảnh Hoàng Điệp)
Khu vệ sinh chung của một dãy trọ trên đường Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà Nội (Ảnh Thu Lê)
Thùng rác được đặt ngay trước của phòng đã vô tình "mời gọi" lũ chuột vào phòng(Ảnh Thu Lê)
Những thùng chứa đồ ăn thừa cũng tác nhân thu hút và khiến chuột tìm đến ngày càng nhiều (Ảnh Thu Lê)
Chuột nhiều lộng hành không chỉ làm đảo lộn cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm khi chúng lây truyền các vius lây bệnh qua các đồ vật tiếp xúc trung gian, qua nguồn thức ăn,… và trực tiếp tấn công người như hiện nay.