Bệnh nhân Tưởng đã "chết lâm sàng".
Thuốc Xylocain 10% hay thuốc Lidocain? Theo tin đã đưa, trong buổi họp báo sáng 15/11, chính đại diện BV ĐK Hà Nội đã nói dùng thuốc Xylocain 10% dạng xịt để gây mê cho bệnh nhân Trần Thị Tưởng. Tuy nhiên trong văn bản báo cáo sơ bộ Bệnh viện lại ghi dùng thuốc Lidocain. Trao đổi với PV, BS Vũ Thị Bích Phương, Phó giám đốc trung tâm tư vấn và phát triển sức khỏe cộng đồng cho biết: “Thuốc Xylocain 10% và thuốc Lidocain cả 2 loại thuốc đều là thuốc gây mê. Tuy nhiên tính năng của 2 loại thuốc này có khác nhau. Thuốc Xylocain 10% tốt hơn thuốc Lidocain khoảng 20%, vì vậy khi sử dụng phải tính đến độ tuổi, cân nặng, sức khỏe mới tiến hành gây mê. Còn thuốc Lidocain gây mê cao hơn, tùy vào từng nước sản xuất”. |
Vào hồi 14h16 bệnh nhân vào phòng mổ, tình trạng lúc vào tỉnh táo, mạch: 801/p,HA: 130/80mmHg, SPO2: 99%. Bệnh nhân được tiến hành xịt Lidocain 3 lần. Đặt càng soi treo đang kiểm tra dây thanh thì thấy SPO2 giảm đột ngột từ 99% xuống 43%, tháo càng soi treo tiến hành cấp cứu.
Chẩn đoán sơ bộ: Co thắt thanh quản cấp. Xử trí: Hô hấp hỗ trợ nhưng không kết quả vì có nhiều đờm dãi và thanh quản co thắt. Tiến hành đặt nội khí quản dưới tác dụng của thuốc giãn cơ. Ép tim lồng ngực. Các thuốc đã sử dụng: Dung dịch Natriclorid 0,9% Manitol 20% Natribicarbonat 1,4%.
Đến 14h30 mạch: 1601/p: 120/80mmHg, SPO2: 98% bệnh nhân tiếp tục thở máy. Tiên lượng rất nặng mời một PGS hội chẩn. Ý kiến của PGS nguyên trưởng khoa gây mê hồi sức bệnh viện Việt Đức: chẩn đoán khó thở do co thắt thanh quản. Tiếp tục hồi sức và cho thở máy.
Đến 21h30 bệnh nhân tự thở được, mạch: 681/p, HA: 115/70mmHg, nhịp thở 201/p. PGS Hoàng Sơn gọi điện xin ý kiến PGS Kính (Phó chủ tịch hội gây mê hồi sức Việt Nam), PGS Tú (Phó hiệu trưởng trường ĐH Y Khoa Hà Nội, Kiêm chủ nhiệm bộ môn gây mê hồi sức trường Đại học Y Khoa Hà Nội); BS Quỳnh (Phó khoa gây mê hồi sức bệnh viện Việt Đức), cho chuyển bệnh nhân về viện Việt Đức để tiếp tục điều trị.
Đến 22h05 chuyển về viện Việt Đức bằng xe cấp cứu 115, khi chuyển có bác sĩ gây mê hồi sức và kĩ thuật viên đi kèm. Từ ngày chuyển bệnh nhân sang bệnh viện Việt Đức, hàng ngày Giám đốc bệnh viện Đa Khoa Hà Nội và bác sĩ Hoài An vẫn thường xuyên thăm hỏi và nhờ các giáo sư bác sĩ bệnh viện Việt Đức giúp đỡ.
Đồng thời, bệnh viện Đa khoa Hà Nội cử y tá trưởng là nhân viên cũ của bệnh viện Việt Đức sang thăm hỏi và báo cáo các tiến triển của bệnh nhân cho ban lãnh đạo bệnh viện biết kịp thời.