1. Mổ thành công người có khối u nặng gần 90 kg
"Chân voi" khổng lồ khiến cuộc sống anh Hải khổ sở trong thời gian dài
Sáng 5/1, BV Pháp - Việt (FV) cho biết việc phẫu thuật cho bệnh nhân “chân voi” nặng 90kg Nguyễn Duy Hải (31 tuổi, ngụ tỉnh Lâm Đồng) đã diễn ra đúng kế hoạch. Ê kíp tham gia phẫu thuật ca bệnh đặc biệt này ngoài đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện FV còn có bác sĩ McKay McKinnon (đến từ Mỹ) - là người mổ chính. Trong vòng 10 giờ phẫu thuật, đúng 19h15 tối 5/1, đường dao cuối cùng đã tách rời khối bướu to gần 90 kg khỏi cơ thể bệnh nhân Nguyễn Duy Hải
Ca phẫu thuật đã kết thúc an toàn theo đúng thời gian đã định.
Chưa thể nhận định nhiều bởi bệnh nhân còn phải được theo dõi đến khi
tỉnh táo hẳn, tuy nhiên theo các bác sĩ trong êkíp, ca phẫu thuật đã
thành công. Điều này cũng mở ra nhiều hy vọng có thể được sống bình thường ở những bệnh nhân có khối u khổng lồ.
2. Ghép van tim tự thân thành công
Đó là thành tựu y học đáng kể của giới y học Việt Nam năm 2011 khi BV Bạch Mai (Hà Nội) đã lấy van động mạch phổi của chính bệnh nhân ghép vào đường ra tâm thất trái ở tim. Thay vì ghép van tim nhân tạo, các bác sĩ đã vận dụng kỹ thuật ghép tự thân chữa trị dị tật tim bẩm sinh nhằm tránh đào thải và sống cùng cơ thể bệnh nhân.
Các chuyên gia đánh giá đây là một kỹ thuật khó cho cả nền y học thế giới nhưng Việt Nam đã thực hiện thành công, mở ra cơ hội cho nhiều người bị bệnh tim và giảm chi phí điều trị rất lớn. Hiện đã có 5 bệnh nhân được mổ ghép van tim tự thân thành công.
3. Thành công mổ đẻ trực tuyến cho Trường Sa
Cả hội trường im lặng, chờ đợi rồi vỗ tay reo mừng khi tiếng khóc oe oe phát ra từ đầu cầu truyền hình bên kia. Một không gian tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là ghi nhận từ buổi truyền hình trực tuyến ca mổ đẻ lần đầu tiên được thực hiện tại Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn ngày 4-4 dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn từ xa của hội đồng y khoa BV Quân y 175-Bộ Quốc phòng.
Đứa trẻ được sinh ra nhờ công nghệ y học và thông tin hiện đại ấy là con của sản phụ Nguyễn Thị Thanh Thúy và anh Nguyễn Tấn Thi (39 tuổi, quê Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), cư dân trên đảo. Sự kiện này mở ra một chương mới về công tác chăm sóc, khám, điều trị bệnh cho người dân, quân nhân và cả ngư dân ở đảo Trường Sa, nơi đầu sóng ngọn gió, biên cương của Tổ quốc.
Niềm vui của các bác sĩ phẫu thuật và ông Nguyễn Hữu Lục -chỉ huy đảo Trường Sa Lớn khi đón chào công dân mới.
5. Lần đầu ghép tạng đồng loạt cho nhiều bệnh nhân lấy từ một người chết não
BV Việt Đức đã thành công khi đồng thời ghép bốn bộ phận cho bốn bệnh nhân, trong đó có hai người ghép thận, một ghép tim, và một ghép gan. Bốn ca ghép kéo dài tổng cộng 15 tiếng với sự tham gia của 150 bác sĩ và cán bộ y tế.
7. Dùng da tự thân tái tạo khuôn mặt bỏng
Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ sử dung chất liệu vạt da tự thân tái tạo khuôn mặt cho bệnh nhân bị bỏng gây biến dạng khuôn mặt bằng kỹ thuật vi phẫu.
Y khoa thế giới ghi nhận phẫu thuật tái tạo khuôn mặt rất khó và tốn kém vì phải sử dụng đến vi phẫu, kỹ thuật tiên tiến nhất trong phẫu thuật tạo hình.
Theo chuyên gia Nhật Bản, thành công này của các bác sĩ VN cần được công bố ra thế giới bởi, hiện nay, chỉ vài quốc gia thực hiện được kỹ thuật này.
Minh Hằng
(Tổng hợp)